Ngày 15/8/2024, Trường Đại học Luật TPHCM ban hành Thông báo 968/TB-ĐHL tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ Luật khóa 38 (2024 - 2026).
Ngày 15/8/2024, Trường Đại học Luật TPHCM ban hành Thông báo 968/TB-ĐHL tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ Luật khóa 38 (2024 - 2026).
- Phương thức “Xét tuyển hồ sơ kết hợp phỏng vấn của Ban chuyên môn”: áp dụng cho Người dự tuyển đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ theo Phụ lục I.
- Phương thức “Xét tuyển hồ sơ kết hợp phỏng vấn của Ban chuyên môn và thi tiếng Anh”: áp dụng cho Người dự tuyển CHƯA đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ theo Phụ lục I và có nguyện vọng tham gia kỳ thi tiếng Anh do Trường tổ chức.
+ Đối với định hướng nghiên cứu căn cứ vào các kết quả học tập ở bậc cử nhân; đối tượng ưu tiên; thành tích nghiên cứu khoa học . . . với số điểm tối ta là 70 điểm.
+ Đối với định hướng ứng dụng căn cứ vào kết quả học tập ở bậc cử nhân; đối tượng ưu tiên; thành tích nghiên cứu khoa học đã có; kinh nghiệm công tác…với số điểm tối đa là 70 điểm.
Ban chuyên môn phỏng vấn trực tiếp người dự tuyển về các nội dung về kiến thức nền tảng khoa học pháp lý và hiểu biết về ngành đào tạo dự tuyển; kỹ năng v.v.v với kết quả phỏng vấn chiếm tối đa 30 điểm.
Trường Đại học Luật TPHCM tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ Luật khóa 38 (2024 - 2026) (Hình từ Internet)
- Bản sao (có công chứng, chứng thực) Bằng tốt nghiệp đại học.
- Sơ yếu lý lịch (dán ảnh và đóng dấu giáp lai) có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú.
- Giấy chứng nhận có đủ sức khỏe để học tập của một bệnh viện đa khoa.
- 01 ảnh 3 x 4 (chụp không quá 6 tháng).
- Xác nhận của đơn vị nơi công tác đối với thí sinh dự thi vào trình độ thạc sĩ định hướng ứng dụng (nếu có).
- Văn bằng, chứng chỉ minh chứng đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ tiếng Anh đầu vào (có công chứng, chứng thực) (nếu có).
- Hồ sơ minh chứng đối tượng ưu tiên (có công chứng, chứng thực) (nếu có).
Lưu ý: Hồ sơ dự tuyển sẽ được hậu kiểm trong vòng 06 tháng kể từ ngày có kết quả trúng tuyển.
- Công bố thông báo tuyển sinh: Ngày 16/8/2024
- Đăng ký và nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến: Từ ngày 16/8/2024 đến ngày 30/9/2024.
- Địa điểm nhận hồ sơ giấy sau khi đã có kết quả trúng tuyển: Phòng Đào tạo Sau đại học (Phòng A 105) vào các ngày làm việc trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6; sáng từ 8g00 - 11g00; chiều từ 14g00 - 16g30).
- Đăng ký ôn tập và dự thi đánh giá năng lực tiếng Anh: Từ ngày 16/8/2024 đến ngày 31/8/2024
- Lịch ôn tập ngoại ngữ tiếng Anh: Từ ngày 04/9/2024 đến ngày 10/9/2024 (vào các buổi tối từ 18:00- 20:30).
- Lịch thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tiếng Anh đầu vào: Ngày 24/9/2024.
- Công bố kết quả đánh giá năng lực ngoại ngữ tiếng Anh đầu vào: Từ ngày 30/9/2024 đến ngày 04/10/2023.
- Lịch phỏng vấn đánh giá năng lực kiến thức ngành học: Ngày 11/10/2024.
1. Chứng chỉ hoặc chứng nhận được công nhận ngoại ngữ đầu vào trình độ thạc sĩ đạt bậc 3/6 theo khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương B1 theo CEFR; đạt 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết) có thời hạn 02 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận.
Xem thông báo số 1226/TB-QLCL ngày 30/8/2022 V/v Danh sách các đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ công nhận ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam (theo CEFR; đạt 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết) tại đây
Điểm hoặc cấp độ tối thiểu
2. Các trường hợp miễn thi ngoại ngữ khác
a) Người dự tuyển là công dân Việt Nam được miễn đánh giá năng lực ngoại ngữ khi có một trong những minh chứng sau:
- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là ngôn ngữ của môn thi ngoại ngữ, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ nước ngoài (gồm các môn thuộc kiến thức cơ sở ngành; kiến thức chuyên ngành; kiến thức bổ trợ và luận văn/đồ án/khóa luận) được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận;
- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài là Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật, Hàn.
b) Người dự tuyển là công dân nước ngoài, lưu học sinh Hiệp định (là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định ngoại ngữ của CSĐT (nếu có). Trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ”.
Nếu không có các văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, chứng nhận nêu trên, thí sinh phải tham gia kỳ thi môn ngoại ngữ do Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong các đợt tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ hàng năm.
Sau khi hoàn thành thủ tục mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ tuyển sinh thêm ngành Quản lý Kinh tế (MS: 8310110) và các thông tin cụ thể về tuyển sinh sẽ được công bố trên Cổng thông tin điện tử của nhà Trường.