Hội Làng Cống Mọc Ở Đâu

Hội Làng Cống Mọc Ở Đâu

TPO - Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vốn là những làng chài nghèo ven biển nhưng gần đây, các xã này được mệnh danh là làng tỷ phú nhờ người dân đi lao động nước ngoài.

TPO - Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vốn là những làng chài nghèo ven biển nhưng gần đây, các xã này được mệnh danh là làng tỷ phú nhờ người dân đi lao động nước ngoài.

Những di tích lịch sử - biểu tượng văn hóa tâm linh

Đến làng Thanh Cù, ai cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp bình yên, giản dị trong từng cảnh sắc, từng công trình kiến trúc hay trong chính cuộc sống của người dân.

Làng cổ Thanh Cù có nhiều cây cổ thụ, những gốc đa, gốc đề hàng trăm năm tuổi tỏa bóng qua thời gian. Người dân Thanh Cù và các làng lân cận còn truyền tai nhau câu ca rằng:

Không bằng ngồi gốc cây đa làng Gò

Xưa kia, làng Thanh Cù có đến 2 ngôi đình, 2 ngôi đền và 2 chùa. Tuy nhiên, trải qua chiến tranh và sự mai một của thời gian, nơi đây chỉ còn lại 2 ngôi đình, 1 ngôi đền và 1 ngôi chùa. Những công trình còn lại đến ngày nay đều được nhân dân gìn giữ, mang vẻ đẹp hoài cổ và uy nghiêm.

Buổi sáng trên cánh đồng làng Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Công trình kiến trúc cổ và còn nguyên vẹn nhất của làng Thanh Cù đến nay là đình Thanh Cù, nằm ở phía Đông Bắc của làng.

Đình được xây dựng năm Chính Hòa, 1691, cách nay hơn 3 thế kỷ. Đình Thanh Cù tọa lạc ngay đầu làng, thờ thành hoàng làng là Đức Thánh Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang, một danh tướng đời Trần đã có công dẹp giặc Nguyên Mông ở thế kỉ XIII.

Ngôi đình không chỉ là một công trình lịch sử kiến trúc đặc sắc, biểu tượng cho khí phách anh hùng, xả thân vì nước của cha ông thuở trước mà còn là biểu tượng văn hóa đầy tự hào với những truyền thống tốt đẹp của làng Thanh Cù.

Theo thần phả của đình, đức Linh Lang là vị thánh đã 3 lần đầu thai xuống trần giúp nhân dân Đại Việt đánh giặc và xây dựng đất nước.

3 lần đầu thai của ngài ứng với 3 ngôi vị được thờ trong gian hậu cung, tương ứng với 3 cỗ kiệu được rước trong ngày hội làng. Bức đại tự lớn nhất ở chính giữa gian Đại bái của đình đề 4 chữ “Tam linh quyến hựu” (3 vị thánh linh thiêng yêu thương giúp đỡ, phù trợ) được lập dưới thời vua Thành Thái, 1897.

Ghi nhận công lao của ngài, các triều đại sau này đều phong sắc để nhân dân tôn thờ thành hoàng làng, kế thừa truyền thống yêu nước, góp phần gìn giữ nền độc lập dân tộc.

Đình Thanh Cù là biểu tượng văn hóa, là niềm tự hào của người dân trong làng. Không chỉ là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, điều đáng quý là đình hiện còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật cổ có giá trị.

Đó là 3 kiệu bát cống thời Lê được chạm rồng, hoa dây rất đẹp và sơn son thiếp vàng. Trong đình còn treo quả chuông đồng đúc vào năm Tự Đức thứ 4 ghi công đức tu bổ đình.

Ngoài ra còn có một bát hương sứ thời Lê và một bộ đỉnh đồng thời Nguyễn được bài trí trong gian hậu cung, cùng 20 đạo sắc phong được các triều vua ban tặng.

Không gian đình Thanh Cù vừa toát lên nét thâm nghiêm, lại đượm vẻ thanh tịnh phảng phất, vừa trầm mặc vừa thanh tao. Trải qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc ngôi đình hiện tại mang đậm phong cách kiến trúc thời Lê Trung Hưng thế kỉ XVII và có cả những phần mang màu sắc đương đại với kết cấu đối xứng và tinh xảo.

Mái đình khá dày và có tỉ lệ chiếm khoảng 2/3 tổng chiều cao của ngôi đình, 4 góc là 4 đầu đao xòe rộng, uốn cong đầu rồng, tạo sự nhẹ nhàng mà uy nghi cho ngôi đình.

Ở mái đình có họa tiết trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Hệ thống gỗ, cột, xà, kè, bẩy, kẻ hiên... trong đình theo kết cấu chồng rường, giá chiêng...

Các hàng cột lớn từ gỗ lim nguyên khối được kê trên các bệ đá xanh, có kích thước lớn (cao trên 4,5m, đường kính hơn 0,7m) tạo sự bề thế vững chãi cho ngôi đình.

Điểm độc đáo nữa trong kiến trúc đình Thanh Cù chính là hệ thống phù điêu gắn vào khung gỗ chịu lực phía trên của đình, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người thợ trong điêu khắc, chạm trổ, vừa tạo sự trang trọng cho ngôi đình, vừa gửi gắm bao ước mơ tốt đẹp về cuộc sống.

Ở gian Đại bái, bên tả là bức chạm “ổ rồng” (rồng mẹ với đàn rồng con) mang ước mơ về cuộc sống sum vầy, bên hữu là bức chạm “quần long” đầy sinh động.

Còn ở các phần kiến trúc như đầu kèo, chắn gió... là các chạm khắc trang trí hoa vân (hoa, mây) được cách điệu tinh tế, khiến người xem rất thích thú.

Một góc chợ Gò ngày nay, chợ Gò của làng cổ Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Ở làng Thanh Cù có khá nhiều di tích gắn với sự nghiệp của Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang. Ngoài đình Thanh Cù và một đình phụ khác ở chợ, ngôi đền của làng cũng là nơi tôn nghiêm thờ phụng Đức Thánh cùng mẫu thân của ngài. Cấu trúc đền gồm đền thượng, đền Mẫu và tam tòa tương truyền đền đã có từ lâu đời nhưng lần tôn tạo gần nhất là năm 1998.

Rời đền Thanh Cù, điểm đến tiếp theo của du khách là lăng mộ Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang. Theo truyền thuyết, Trần Linh Lang sau khi đánh thắng giặc trở về liền xuất gia tu hành.

Qua 10 năm đắc đạo phái Trúc Lâm - Yên Tử rồi đi giáo hóa khắp nơi, ngài viên tịch năm Canh Tý 1300. Triều đình cho mai táng ngài ở chùa Nam Giao, đến đời vua Trần Dụ Tông lại làm lễ chuyển táng cho ngài về an nghỉ tại cánh đồng xứ Đống Mối, làng Thanh Cù. Hiện nay, lăng mộ của ngài đã được nhân dân tu bổ, xây dựng trang nghiêm.

Cũng kể từ khi Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang về an nghỉ vĩnh hằng tại làng Thanh Cù, nhân dân trong làng đã lấy ngày 10-3 âm lịch - ngày chuyển táng của ngài làm ngày tổ chức lễ hội hằng năm, để hậu duệ bày tỏ tấm lòng tri ân với các bậc tiền bối đã có công dẹp giặc giữ nước.

Đình Thanh Cù tạo ấn tượng đẹp với du khách gần xa, là niềm tự hào cho dân làng bởi không khí lễ hội hằng năm thiêng liêng mà gần gũi, trang trọng mà ấm áp, náo nức mà lắng đọng.

Lễ hội truyền thống đình Thanh Cù với nghi thức rước từ đình Thanh Cù ra đình chợ, qua đền thờ Đức Thánh sau đó lên lăng mộ ngài rồi lại rước về.

Điều đặc biệt là lễ hội còn có sự tham gia của người dân đến từ các địa phương khác cũng có di tích thờ Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang, đó là đình Yên Phụ, đình Nhật Tân ở quận Tây Hồ và đình Yên Phúc ở quận Hà Đông, Hà Nội.

Đó đều là các đình có chung vị thành hoàng làng, cùng kết nghĩa với nhau, đến ngày hội lại trở về với các kiệu lễ, ban tế, đội trống, đội múa kỳ lân, sư tử... náo nhiệt, đông vui. Tất cả đã tạo nên một lễ hội làng quê trang trọng, linh thiêng.

Một hàng bánh cuốn trong chợ Gò, ngôi chợ làng từng nổi tiếng to nhất đất Hưng Yên xưa.

Dường như, ai đi dự hội cũng cảm nhận rõ tinh thần đoàn kết đồng lòng, một sức mạnh dân tộc kì diệu trước dòng chảy thời gian từ những mối liên kết, từ các miền quê của biết bao thế hệ người Việt kéo dài hàng trăm năm và mãi mãi.

Về với lễ hội làng Gò, du khách không chỉ được nhắc nhớ về trang sử vàng son gắn với chiến công của chàng trai trẻ thông minh, dũng cảm Linh Lang, sẵn sàng đầu quân, xả thân để bảo vệ nền độc lập dân tộc, mà hơn hết, còn là để tìm lại những phút lắng hồn với lịch sử giữa nhịp sống tất bật hôm nay.

Thanh Cù - ngôi làng mang vẻ đẹp bình dị, nên thơ mà thâm trầm, lắng đọng bao biến cố của lịch sử đi qua.

Cái tên Thanh Cù sẽ mãi là niềm tự hào, là niềm thương nỗi nhớ của những người con sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống này.

Về thăm làng Thanh Cù, để tìm lại những kí ức êm đềm nơi làng quê Việt, để cùng sống lại một thời vẻ vang của cha ông và cùng cảm nhận nét văn hóa mộc mạc mà độc đáo của những người dân nơi vùng đất cổ.

(VOV5) - Đi hay ở cũng là để hướng về quê hương, giúp cho sự phát triển của đất nước.

Đi về Việt Nam hay ở lại nước ngoài là câu hỏi thường được đặt ra với những người Viêt Nam đang sinh sống,  học tập và làm việc xa Tổ quốc. Mỗi người có một suy nghĩ và một quan điểm riêng được nhìn nhận và tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Dù vậy, đi hay ở cũng là để hướng về quê hương, giúp cho sự phát triển của đất nước.

Tiến sĩ Lê Duy Anh, nhiều năm sống và làm việc tại Vương quốc Anh đã quyết định trở về quê hương mặc dù anh đang có một công việc rất tốt ở nước ngoài.  Quyết định trở về đã được anh đưa ra sau nhiều thời gian suy nghĩ.

Ở lại với một công việc tốt, mức thu nhập đáng kể hay trở về, với mức lương thấp hơn nhưng đổi lại, được làm việc tại quê hương, đóng góp trực tiếp cho quê nhà. Và cũng như nhiều bạn trẻ khác ở nước ngoài, quyết định trở về vì anh nhìn thấy được sự lựa chọn đúng đắn từ những người bạn của mình cũng như niềm tin của một người trẻ vào tương lai của đất nước: Trước đây, có nhiều rào cản, thông tin và quan điểm chưa thực sự chính xác về Việt Nam nên khiến nhiều người có tâm lý ngại trở về. Nhưng với trường hợp của tôi thì không đúng.  Rất nhiều người bạn của tôi học tại các trường danh tiếng đã trở về Việt Nam, có thể làm nhà nước, làm tư nhân hoặc lập công ty riêng. Họ về mang theo cả vợ con, nếu có và ở lại với thời gian rất lâu. Điều này rất là tốt,thể hiện niềm tin của những người trẻ, các du học sinh về tương lai của đất nước.

Với Quốc Anh, một bạn trẻ đang du hoc tại Trung Quốc, đây cũng là câu hỏi mà anh và nhiều bạn của mình luôn suy nghĩ, khi ra trường sẽ ở lại hay về nước. Qua tiếp xúc với các bạn trẻ du học, Quốc Anh càng có thêm niềm tin cho lựa chọn sau này khi thấy các bạn trẻ ngày càng chín chắn, trưởng thành và suy nghĩ về đóng góp cho quê hương cũng sâu sắc hơn:Khi em sang đây, khi em được tiếp xúc với các bạn trẻ thì em nhận thấy tư tưởng của các bạn dịch chuyển rất lớn. Trước đây, thường có tư tưởng, nếu học ở nước ngoài thì thường ở lại. Còn giờ, các bạn năng động, giỏi, nhiệt huyết, tình yêu nước cháy bỏng. Nên khi tiếp xúc với các bạn, phần lớn các bạn đều có suy nghĩ đất nước ngày càng phát triển. Nên việc các bạn về nước là tất yếu

Xu thế tất yếu của những người trẻ là trở về để đóng góp trực tiếp cho quê hương. Họ nhìn thấy sự phát triển của đất nước từng ngày, với những chính sách, cơ chế ngày càng rộng mở thu hút nguồn lực của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Còn đối với những người không thể trở về, họ có nhiều lý do riêng và có thể đóng góp từ xa cho quê hương thông qua nhiều hình thức, như chia sẻ của anh Đỗ Tân, người Việt tại Hungary với những câu chuyện của những kiều bào đã nhiều năm định cư ở nước ngoài: Đi hay ở không quan trọng, nếu về làm cho đất nước cũng tốt thôi. Còn nếu không có điều kiện, cơ hội quay về làm cho nước mình thì đóng góp từ xa. Tôi nghe nhiều câu chuyện của các cô chú bên này, ai cũng muốn về Việt Nam, không ai là không muốn về phục vụ đất nước nhưng họ ở đây quá lâu rồi, đã có cuộc sống rất ổn định. Và tôi chia sẻ điều này với họ, tôi nghĩ, không sao, các cô, chú ở xa nhưng một lòng hướng về Tổ quốc điều này rất vui

Đi hay ở, câu hỏi này giờ đây có nhiều hướng mở. Người Việt ở nước ngoài không thể trở về quê hương nhưng nếu mong muốn, bằng tấm lòng, họ có thể góp sức theo nhiều cách, nhiều kênh khác nhau. Với tiến sĩ Phan Mạnh Hưởng, người Việt ở Mỹ, nhiều năm trước, đây cũng là đắn đo rất lớn của anh. Và anh quyết định ở lại đóng góp từ xa với lời khuyên từ những người thầy: hãy mang tri thức tiên tiến để kết nối về Việt Nam và đây sẽ là cách cống hiến tốt nhất. Giờ đây, tiến sĩ Phan Mạnh Hưởng đã có nhiều hoạt động kết nối, hỗ trợ với các trường đại học trong nước. Vào thời điểm này, anh lại có những lời khuyên xác đáng cho những học trò của mình với câu hỏi đi hay ở:Tôi cũng có lời khuyên, giờ đang thế giới mở, Việt Nam điều kiện nghiên cứu 10 năm trở lại đây khác với 10 năm trước. Nên các bạn muốn về đóng góp thì hãy tự tin. Việt Nam giờ có thiết bị, phòng thí nghiệm rất tốt và có những người thầy như tôi được đào tạo ở nước ngoài và đóng góp cho quê hương. Nhiều bạn trở về rất thành công vì được đóng góp trực tiếp. Cá nhân tôi, tôi thấy ở nước ngoài thì tôi giúp ích cho Việt Nam nhiều hơn và tôi tiếp tục làm điều đó.

Suy nghĩ và cách nhìn nhận “ đi hay ở” luôn được người Việt ở nước ngoài quan tâm và có những lựa chọn tùy theo hoàn cảnh.  Tuy nhiên, trong thế giới phẳng, với thời đại công nghiệp 4.0, đặc biệt, là sự phát triển không ngừng của đất nước sẽ giúp cho mỗi người có quyết định dễ dàng hơn. Và cuối cùng,ở lại hay trở về cùng chung một mục tiêu là được góp sức cho sự phát triển của quê hương.