Khu Phố Tây

Khu Phố Tây

Pham Ngu Lao Street in Ho Chi Minh City is on the western edge of District 1 and is renowned as the place where most backpacking travellers stay during their holiday. A 25-minute taxi ride from Tan Sot Nhat International Airport, it comprises numerous lanes and back alleys though the main thoroughfares include Pham Ngu Lao, De Tham, Bui Vien, and Do Quang Dao streets.Set along these alleyways are western-style restaurants, coffee shops, and international bars, countless tour companies and kiosks, affordable motels, hostels and guesthouses, pharmacies, and souvenir-and-craft shops.

Pham Ngu Lao Street in Ho Chi Minh City is on the western edge of District 1 and is renowned as the place where most backpacking travellers stay during their holiday. A 25-minute taxi ride from Tan Sot Nhat International Airport, it comprises numerous lanes and back alleys though the main thoroughfares include Pham Ngu Lao, De Tham, Bui Vien, and Do Quang Dao streets.Set along these alleyways are western-style restaurants, coffee shops, and international bars, countless tour companies and kiosks, affordable motels, hostels and guesthouses, pharmacies, and souvenir-and-craft shops.

Phố đi bộ Bùi Viện Sài Gòn ở đâu?

Vị trí phố đi bộ Bùi Viện ở phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1

Địa chỉ phố đi bộ Bùi Viện Sài Gòn ở đâu? Phố đi bộ Bùi Viện là một địa điểm vui chơi hấp dẫn thuộc phường Phạm Ngũ Lão, Q.1. Khu phố đi bộ này nằm trên đường Bùi Viện, đoạn từ Đề Thám đến Đỗ Quang Đẩu. Phố đi bộ Bùi Viện được mở cửa từ tháng 8/2017. Đến nay, phố đi bộ Bùi Viện đã trở thành một con đường du lịch độc đáo ở Sài Gòn, thu hút đông đảo khách Tây và các bạn trẻ đến đây vui chơi vào mỗi tối, đặc biệt là cuối tuần.

Tham khảo một số Tour Sài Gòn chất lượng cao do Viet Fun Travel tổ chức.

Có gì hot ở khu phố Tây – phố đi bộ Bùi Viện Sài Gòn? Du khách đã biết chưa? Phố đi bộ Bùi Viện là một trong những khu du lịch về đêm hấp dẫn nhất ở Sài Gòn. Nếu du khách chưa biết địa điểm du lịch về đêm nào hấp dẫn ở Sài Gòn thì hãy đến phố đi bộ Bùi Viện. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm vô vàng điều tuyệt vời và thưởng thức nhiều món ăn ngon đấy! Hãy xách balo lên và khám phá phố đi bộ Bùi Viện ngay các bạn nhé!

Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với quận Tây Hồ tổ chức Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Geton Hanooi 2024” và công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân, quận Tây Hồ là khu du lịch cấp Thành phố.

Từ ngày 9 - 10/3/2024, tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn), quận Tây Hồ, Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với quận Tây Hồ tổ chức Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Geton Hanooi 2024” và công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân, quận Tây Hồ với chủ đề “Geton Hanoi 2024 - Sắc hương Tây Hồ”. Đây là chương trình nằm trong chùm hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Trong chương trình sẽ có lễ công bố Quyết định số 5642/QĐ-UBND của UBND TP.  Hà Nội về việc công nhận khu du lịch cấp Thành phố đối với Khu du lịch Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Với sự nổi tiếng sẵn có của làng trồng hoa đào Nhật Tân, vẻ đẹp của hồ Tây và các điểm đến tham quan du lịch, việc công nhận Khu du lịch Nhật Tân là khu du lịch cấp Thành phố sẽ tạo điều kiện để quận Tây Hồ triển khai các hoạt động quảng bá thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ ngơi, khám phá, thưởng thức ẩm thực đặc trưng địa phương và các vùng miền.

Thông qua tổ chức chương trình, ngành du lịch Thủ đô mong muốn là dịp để tiếp tục truyền thông, quảng bá hình ảnh điểm đến Hà Nội “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” nhằm thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói chung, Tây Hồ nói riêng ngày một nhiều hơn, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch Thủ đô và đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế-xã hội quận Tây Hồ.

Sự kiện khai mở cho trên 50 chuỗi các hoạt động văn hoá, lễ hội, du lịch 2024 của Hà Nội như: Lễ hội du lịch Hà Nội 2024; Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội 2024; Festival Thu Hà Nội; Lễ hội ẩm thực và du lịch làng nghề; Lễ hội Áo dài Hà Nội 2024... góp phần quảng bá hình ảnh thủ đô Hà Nội đến với bạn bè trong nước và quốc tế, thúc đẩy du lịch hướng tới mục tiêu nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu đón 27 triệu lượt khách du lịch đến với Hà Nội trong năm 2024, trong đó có 5,5 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt 103.740 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2023.

Chương trình được tổ chức tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ - một trong những “trung tâm văn hoá, du lịch” của Thủ đô nơi ẩn chứa nhiều làng nghề truyền thống, hội tụ trầm tích lịch sử.

Chương trình khai mạc “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Geton Hanoi 2024” và công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân, quận Tây Hồ sẽ được tổ chức trực tiếp, không gian ngoài trời; Phát trực tiếp cho cộng đồng thông qua các nền tảng mạng xã hội: Fanpage, Youtube của Sở Du lịch Hà Nội và Fanpage của quận Tây Hồ.

Đến với Geton Hanoi 2024 - chủ đề “Sắc hương Tây Hồ”, du khách sẽ có những trải nghiệm vô cùng mới mẻ, sự kết hợp giữa hiện đại và sử thi qua chương trình nghệ thuật bán thực cảnh và màn trình diễn ánh sáng công nghệ laser mapping.

Đặc biệt, màn trình diễn ánh sáng với hàng trăm chiếc máy bay không người lái (drone) cất cánh trên bầu trời đêm hồ Tây sẽ mang đến một trải nghiệm vô cùng thú vị và cảm xúc đối với khán giả. Đây là tác phẩm ánh sáng nghệ thuật độc đáo, đưa du khách khám phá những điểm đến du lịch nổi bật đặc trưng của Du lịch Hà Nội 2024, mà khởi đầu là các điểm đến của Tây Hồ đậm đà Sắc và Hương.

Cùng với không gian trải nghiệm ẩm thực đa dạng cùng các gian hàng trưng bày sản phẩm du lịch, tham quan chụp ảnh với các tiểu cảnh trang trí, tham gia các trò chơi dân gian truyền thống… và cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp đạt giải trong cuộc thi ảnh du lịch “Thủ đô Hà Nội chào đón bạn - Welcome Hanoi City”.

Cũng trong ngày 9/3/2024, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Hà Nội, UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Chương trình Du xuân hữu nghị 2024 dành cho các đại biểu từ các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đến thăm và nghe giới thiệu về Quần thể di tích Đền Sóc, huyện Sóc Sơn; dâng hương, tham quan và các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, trải nghiệm ẩm thực của địa phương.

Năm 2024, ngành du lịch Thủ đô chú trọng phát huy các giá trị văn hóa, di sản gắn với du lịch, xây dựng hình ảnh Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", “Thành phố vì hòa bình”; “Thành phố sáng tạo”; hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn dựa trên các lợi thế sẵn có là kết tinh, hội tụ của các giá trị tài nguyên văn hóa, lịch sử, con người Hà Nội.

Đồng thời, nghiên cứu đầu tư phát triển các loại hình sản phẩm mới gắn với lợi thế của từng địa phương như khai thác các tuyến du lịch đường thủy nội địa dọc sông Hồng, hồ Tây, hồ Đồng Mô; phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm, du lịch thể thao,...

Vùng đất Sơn Tây vào đời Lý là các châu Phong, Quốc Oai, châu Đăng; đời Trần là các lộ Tam Giang, Quốc Oai, Tam Đái. Đời Hậu Lê, niên hiệu Thuận Thiên là các lộ Quốc Oai Thượng, Trung, Hạ, thuộc Tây Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đặt làm Quốc Oai thừa tuyên, năm thứ 10 đổi làm Sơn Tây thừa tuyên. Năm 1490 đổi là xứ Sơn Tây. Đời Hồng Thuận đổi là trấn, một trong Tứ trấn phía Tây kinh đô Thăng Long, nên còn gọi là trấn Đoài.

Năm 1831 gọi là tỉnh, gồm các phủ Quốc Oai (các huyện Đan Phượng, Thạch Thất), phủ Quảng Oai (các huyện Tiên Phong, Phúc Thọ, Tùng Thiện, Bất Bạt); phủ Vĩnh Tường (các huyện Yên Lãng, Yên Lạc, Bạch Hạc, Phù Ninh, Lập Thạch); phủ Lâm Thao (các huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Hoa Khuê, Hạ Hoa); phủ Đoan Hùng (huyện Hùng Quan, Tây Quan, Sơn Dương, Tam Dương).

Năm 1838, tách phủ Đoan Hùng thuộc về tỉnh Tuyên Quang. Năm 1890, trích lập tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1902, lập tỉnh Phúc Yên. Năm 1903, lập tỉnh Phúc Thọ. Sau đó được đổi tên thành tỉnh Sơn Tây.

Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây được đổi thành thị xã Sơn Tây.

Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây, khi đó Sơn Tây là một trong 2 thị xã của tỉnh Hà Tây.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Sơn Tây là một trong 3 thị xã thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó, thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 2 xã Trung Hưng và Viên Sơn.

Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 101-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính để mở rộng thị xã Sơn Tây trên cơ sở tách các xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông của huyện Ba Vì chuyển sang. Thị xã Sơn Tây sau khi được mở rộng có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 14/03/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 42-HĐBT về việc chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Sơn Lộc thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Trung Hưng, xã Trung Sơn Trầm, xã Thanh Mỹ; phường Xuân Khanh thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội trên cơ sở trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Xuân Sơn, xã Thanh Mỹ.

Sau khi điều chỉnh, thị xã Sơn Tây có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Theo đó, thị xã Sơn Tây lại thuộc tỉnh Hà Tây; thị xã Sơn Tây có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 9/11/2000, Chính phủ ra Nghị định số 66/2000/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Phú Thịnh. Sau khi điều chỉnh, thị xã Sơn Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 2/8/2007, Chính phủ ra Nghị định số 130/2007/NĐ-CP, thành lập thành phố Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ 11.346,85 ha diện tích và 181.831 nhân khẩu của thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Theo đó thành phố Sơn Tây gồm 6 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 1/3/2008, Chính phủ ra Nghị định số 23/2008/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Trung Hưng thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên sơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Trung Hưng; phường Viên Sơn thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên sơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Viên Sơn; phường Trung Sơn Trầm thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Trung Sơn Trầm.