Tìm hiểu: Quy định về hợp đồng lao động với người nước ngoài, điều kiện cấp giấy phép lao động - work permit, các trường hợp được miễn giấy phép lao động.
Tìm hiểu: Quy định về hợp đồng lao động với người nước ngoài, điều kiện cấp giấy phép lao động - work permit, các trường hợp được miễn giấy phép lao động.
Người nước ngoài đáp ứng điều kiện gì để làm việc tại Việt Nam?
Điều 151, của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ về các điều kiện đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm đảm bảo chất lượng lao động và nhân thân tốt. Cụ thể, các điều kiện bao gồm:
(1) Người lao động nước ngoài phải có quốc tịch nước ngoài và đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc và đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Không trong thời gian chấp hành hình phạt, chưa được xóa án tích hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc nước ngoài.
- Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 154 của Bộ luật.
(2) Thời hạn của hợp đồng lao động không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động, và hai bên có thể thỏa thuận ký nhiều lần hợp đồng có thời hạn xác định.
(3) Người lao động nước ngoài phải tuân thủ pháp luật lao động của Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, ngoại trừ những trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác mà Việt Nam là thành viên.
Những quy định này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động nước ngoài, mà còn góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam.
Hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài cũng phải đảm bảo các nội dung quan trọng được quy định tại Điều 21 của Bộ luật Lao động 2019.
Tuy nhiên, hợp đồng này cần bổ sung thêm hình thức làm việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam, theo quy định của Điều 2, Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Cụ thể, trong hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài, cần có các thông tin sau:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động, họ tên và chức danh của người đại diện ký kết hợp đồng bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, phương thức thanh toán lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng lương, thăng bậc;
- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn.
Trong trường hợp người lao động nước ngoài làm việc liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh hoặc bí mật công nghệ, người sử dụng lao động có thể bổ sung các điều khoản về bảo vệ bí mật kinh doanh, công nghệ, thời hạn bảo vệ, quyền lợi và trách nhiệm bồi thường nếu vi phạm vào hợp đồng.
1. Thời hạn hợp đồng lao động với người nước ngoài
Lao động nước ngoài và người sử dụng lao động tại Việt Nam có thể thỏa thuận ký kết nhiều hợp đồng xác định thời hạn. Tuy nhiên, thời gian của hợp đồng lao động với người nước ngoài không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động.
2. Quy định tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Doanh nghiệp tại Việt Nam nếu muốn tuyển dụng và sử dụng lao động người nước ngoài làm việc cần lưu ý các quy định sau:
3. Thời hạn của giấy phép lao động (work permit)
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 2 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn duy nhất một lần với thời hạn tối đa là 2 năm.
Sử dụng ngôn ngữ nào với hợp đồng lao động cho người nước ngoài?
Theo quy định tại Điều 14 của Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động có thể được ký kết dưới hai hình thức: hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng bằng lời nói.
- Hợp đồng bằng văn bản: Cần được lập thành hai bản, mỗi bên (người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động) giữ một bản. Điều này đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên được ghi nhận rõ ràng.
- Hợp đồng bằng lời nói: Áp dụng cho các hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại Điều 145(2), Điều 18, Điểm a, Khoản 1 và Điều 162(1) của Bộ luật Lao động năm 2019.
- Ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng nên được soạn thảo bằng hai ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt và ngôn ngữ quen thuộc của người lao động nước ngoài, nhằm đảm bảo sự hiểu biết chính xác về các điều khoản.
Việc soạn thảo hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ trong từng điều khoản, nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Đồng thời, việc tuân thủ các quy định pháp luật và sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác là yếu tố quyết định tính hợp pháp và tránh các tranh chấp phát sinh sau này.
Tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:
1. Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài được xin tối đa bao nhiêu lần?
Tại Điều 19 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định giấy phép lao động chỉ được gia hạn 1 lần duy nhất và với thời hạn tối đa là 2 năm. Nếu người lao động sau khi đã hết thời hạn gia hạn 1 lần này thì phải làm thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động.
2. Trường hợp được miễn cấp giấy phép lao động thì có cần thực hiện thủ tục gì không?
Dù nằm trong trường hợp được miễn cấp giấy phép lao động nhưng bạn vẫn phải thực hiện các thủ tục xác nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Các thủ tục đề nghị xác nhận được miễn cấp giấy phép lao động?
Theo Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định thủ tục xin miễn giấy phép lao động gồm các bước:
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT
Khi soạn thảo hợp đồng lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, người soạn cần lưu ý nhiều yếu tố. Loại hợp đồng này khác gì với hợp đồng lao động quốc tịch Việt Nam, và cần lưu ý những gì khi lập? Mời quý khách theo dõi bài viết hướng dẫn từ iContract để biết thêm chi tiết.
Yếu tố cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 151, Mục 2 của Bộ luật Lao động năm 2019, thời hạn của hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài được quy định như sau:
Trên đây là những nội dung đáng chú ý khi soạn thảo hợp đồng lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Bài viết được tổng hợp bởi phần mềm ký hợp đồng điện tử iContract. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, đăng ký sử dụng phần mềm iContract xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline 24/7:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trước khi đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động và người lao động phải ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài phải đảm bảo có những nội dung tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối chiếu với các quy định tại Thông tư sồ 22/2013/TT-BLĐTBXH cùng các văn bản pháp luật có liên quan, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu đến Quý khách hàng Mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tải về mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Hôm nay, ngày...tháng...năm...tại...., chúng tôi gồm:
I. Bên đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài:
Số chứng minh nhân dân: ............ngày cấp.............nơi cấp..................
Số Hộ chiếu..............ngày cấp.................nơi cấp.............
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:............
Người được báo tin: ................
Địa chỉ báo tin tại Việt Nam:....
(sau đây gọi là Người lao động)
Sau khi thỏa thuận và thống nhất, hai Bên đồng ý ký kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:
Căn cứ vào Hợp đồng cung ứng lao động số .... ……..ngày ... …… ký với ........., Bên đưa đi sẽ đưa người lao động đi làm việc tại.... …….với thời hạn. Nội dung cụ thể như sau:
- Thời hạn của hợp đồng lao động: ..... năm (tính từ thời điểm người lao động nhập cảnh vào ...);
- Thông tin về doanh nghiệp/Người sử dụng lao động:
Tên người đại diện theo pháp luật……….
Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của người lao động
2.1. Tham gia đầy đủ khóa đào tạo nghề do Bên đưa đi tổ chức trong thời gian ………(ngày). Chi phí cho khóa đào tạo nghề do Bên đưa đi chi trả (nếu có);
2.2. Tham gia đầy đủ khóa đào tạo tiếng do Bên đưa đi tổ chức trong thời gian....... (ngày). Chi phí đào tạo ngoại ngữ do Bên đưa đi chi trả (nếu có);
2.3. Tham gia đầy đủ khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bên đưa đi tổ chức trong thời gian... (ngày), đảm bảo thời lượng theo quy định của Bên đưa đi (tối thiểu 74 tiết); kiểm tra đạt kết quả và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bên đưa đi. Chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết là …....do Bên đưa đi chi trả;
2.4. Đóng đầy đủ các chi phí theo quy định của Bên đưa đi và tại Hợp đồng này. Cụ thể như sau:
+ Mức tiền dịch vụ: ... / hợp đồng... năm
+ Mức tiền môi giới: ... / hợp đồng... năm
+ Tiền làm hộ chiếu, xin visa: ...
+ Học phí bồi dưỡng nâng cao tay nghề: ...
+ Học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết: ...
+ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: ...
- Các khoản chi khác (nếu có):……….
2.5. Ký kết và thực hiện đúng hợp đồng lao động với Người sử dụng lao động tại nước ngoài;
2.6. Thời gian thử việc (nếu có):
Thời hạn thử việc là .......... tháng.
Trong hoặc sau thời gian thử việc, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc theo yêu cầu của Người sử dụng lao động, Bên đưa đi sẽ thống nhất với người lao động về việc Người sử dụng lao động tại nước ngoài sẽ bố trí cho người lao động một công việc khác với mức lương phù hợp. Trường hợp các bên không thỏa thuận được Bên đưa đi sẽ đưa người lao động về nước. Chi phí về nước do Bên……… chi trả.
Việc thống nhất sẽ được lập thành văn bản tại thời điểm người lao động và Bên đưa đi thỏa thuận và là một phần không thể tách rời của hợp đồng này.
2.7. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi:
- Thời gian làm việc: .... giờ/ngày, tương ứng .... ngày/tuần theo quy định của pháp luật tại nước sở tại
- Ngoài thời gian làm việc quy định tại Hợp đồng này, nếu người lao động làm thêm giờ thì thời gian đó sẽ được tính là thời gian làm thêm giờ. Người lao động được hưởng lương làm thêm giờ theo quy định của nước sở tại.
- Người lao động được nghỉ ... ngày lễ theo quy định của nước sở tại. Trong đó là các ngày:......
- Ngoài thời gian nghỉ lễ, tết, người lao động được nghỉ ... ngày phép và được hưởng lương hàng năm theo quy định của pháp luật nước sở tại
2.8. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản khấu trừ (nếu có):
- Tiền lương theo hợp đồng của người lao động: ...../tháng
- Tiền lương trong thời gian thử việc là: .../tháng.
- Các khoản tiền thưởng/phụ cấp khác: ....
- Các khoản khấu trừ từ lương: ....
Người lao động được Công ty sử dụng lao động cung cấp (miễn phí hoặc có phí) chỗ ở và được cung cấp (miễn phí hoặc có phí)……… bữa ăn hoặc các thiết bị, dụng cụ nấu ăn cần thiết để tự nấu ăn.
Người lao động được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn .... theo quy định của ........
2.11. Trang thiết bị bảo hộ lao động:
Người lao động được cung cấp (miễn phí/có phí) theo từng vị trí công việc theo Luật... …và quy chế của Doanh nghiệp sử dụng lao động.
Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nước tiếp nhận lao động do....... chi trả.
Chi phí đi lại từ nước tiếp nhận lao động về Việt Nam sau khi người lao động hoàn thành hợp đồng do... … chi trả.
Trường hợp lao động phải về nước trước hạn do lỗi của........ thì chi phí vé máy bay về nước do....... chi trả.
2.13. Trường hợp ốm đau, thương tật, tử vong:
- Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định pháp luật nước sở tại.
- Trường hợp ốm đau, thương tật, tử vong hoặc phải về nước trước hạn người lao động được hưởng khoản hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước.
2.14. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải đến doanh nghiệp để thực hiện thanh lý hợp đồng này. Nếu người lao động không đến thanh lý hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ đơn phương thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên đưa đi
3.1. Thu các khoản tiền nêu trong Điểm 2.4 Điều 2 của Hợp đồng này;
3.2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, đảm bảo thời lượng tối thiểu là 74 tiết theo quy định, tổ chức hoặc cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động;
3.3. Làm các thủ tục xuất, nhập cảnh hợp pháp, đúng mục đích cho người lao động;
3.4. Đảm bảo người lao động được ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động với các điều khoản phù hợp với hợp đồng này;
3.5. Hướng dẫn và tổ chức cho người lao động xuất, nhập cảnh, đến nơi làm việc và trở về theo đúng hợp đồng đã ký;
3.6. Phối hợp với Bên tiếp nhận và Người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật;
3.7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài;
3.8. Hỗ trợ người lao động về các thủ tục để được hưởng các quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước;
3.9. Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định của pháp luật;
3.10. Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra (nếu có). Mức độ bồi thường theo thực tế và theo pháp luật của Việt Nam;
3.11. Đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3.12. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Bên đưa đi cam kết đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian ... …ngày/tháng kể từ khi ký hợp đồng này.
- Trong thời gian Bên đưa đi đã cam kết, nếu người lao động không đi làm việc ở nước ngoài nữa thì Bên đưa đi trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà Bên đưa đi đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí học nghề, học ngoại ngữ (nếu có) và chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).
- Nếu quá thời gian đã cam kết mà Bên đưa đi vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày người lao động thông báo không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải hoàn trả cho người lao động hồ sơ, các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho Bên đưa đi, gồm: chi phí làm hồ sơ, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí học nghề, học ngoại ngữ (nếu có), chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.
Điều 5: Điều khoản bồi thường (phạt) hợp đồng
Các trường hợp sau đây được coi là gây thiệt hại cho hai Bên ký kết hợp đồng và Bên gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường cho Bên bị thiệt hại với mức bồi thường cụ thể như sau:
- Người lao động bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài, mức bồi thường là:...
- Bên đưa đi không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đúng cam kết; người lao động không được bố trí làm đúng việc, trả lương đúng như đã cam kết dẫn đến lao động bỏ việc, yêu cầu giải quyết về nước sớm trước thời hạn, mức bồi thường là …….
6.1. Hai Bên thanh lý hợp đồng trong các trường hợp sau:
- Người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài;
- Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Người lao động vi phạm hợp đồng lao động và tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
6.2. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, hai Bên sẽ xem xét việc thỏa thuận thanh lý hợp đồng, cụ thể như sau:
- Trong trường hợp bất khả kháng không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng (như xảy ra chiến tranh, thiên tai và các sự kiện khác nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của các Bên), hai bên sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn tại và Bên đưa đi sẽ xem xét khả năng hỗ trợ cho lao động trên cơ sở những quy định hiện hành của pháp luật;
- Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và về nước trước thời hạn mà không phải do lỗi của người lao động, Bên đưa đi có trách nhiệm trả các khoản tiền theo quy định và bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận (nêu cụ thể với trường hợp chưa làm đủ 1/2 thời gian và trường hợp quá 1/2 thời gian hợp đồng);
- Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và phải về nước trước thời hạn do lỗi của người lao động gây ra, người lao động có trách nhiệm bồi thường người sử dụng lao động và/hoặc Bên tiếp nhận lao động và Bên đưa đi về những thiệt hại do họ gây ra.
7.1. Sự kiện bất khả kháng là các sự việc hoặc sự kiện mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát hợp lý của các bên bao gồm động đất, sóng thần, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, dẫn đến việc một bên hoặc các bên không thực hiện được các quyền và nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này.
7.2. Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt Hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải:
- Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng gây ra;
- Thông báo cho phía bên kia về sự kiện bất khả kháng ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
- Thực hiện các nghĩa vụ không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng;
- Tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ bị tạm ngừng ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng ngay sau khi tác động của sự kiện bất khả kháng chấm dứt.
7.3. Trong trường hợp sự kiện bất khả kháng xảy ra và kéo dài quá 90 ngày dẫn đến việc một bên hoặc các bên không thực hiện được các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng này, các bên có thể thoả thuận về việc chấm dứt Hợp đồng theo quy định của Hợp đồng này.
8.1. Trừ trường hợp sử dụng cho mục đích thực hiện Hợp đồng này, các bên cam kết giữ bí mật tất cả các thông tin liên quan đến nội dung của Hợp đồng như nội dung Hợp đồng, thỏa thuận, cam kết giữa các bên, thông tin dịch vụ,... và các thông tin khác có liên quan mà các bên được biết trong quá trình làm việc giữa các bên.
Các bên không được tiết lộ hoặc để lộ thông tin trên cho bất kỳ bên thứ ba nào khác trừ trường hợp bên còn lại đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật.
8.2 Các quy định tại khoản 1 điều này ràng buộc các bên về nghĩa vụ bảo mật không giới hạn về không gian, thời gian. Mọi vi phạm nghĩa vụ bảo mật dẫn đến thiệt hại cho một bên (nếu có) sẽ được bên vi phạm bồi thường theo thực tế thiệt hại xảy ra.
9.1. Trừ trường hợp sử dụng cho mục đích thực hiện Hợp đồng này, các bên cam kết giữ bí mật tất cả các thông tin liên quan đến nội dung của Hợp đồng như nội dung Hợp đồng, thỏa thuận, cam kết giữa các bên, thông tin dịch vụ,... và các thông tin khác có liên quan mà các bên được biết trong quá trình làm việc giữa các bên.
Các bên không được tiết lộ hoặc để lộ thông tin trên cho bất kỳ bên thứ ba nào khác trừ trường hợp bên còn lại đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật.
9.2 Các quy định tại khoản 1 điều này ràng buộc các bên về nghĩa vụ bảo mật không giới hạn về không gian, thời gian. Mọi vi phạm nghĩa vụ bảo mật dẫn đến thiệt hại cho một bên (nếu có) sẽ được bên vi phạm bồi thường theo thực tế thiệt hại xảy ra.
Điều 10. Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
10.1. Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam. Các quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác chưa được quy định tại Hợp đồng này sẽ được điều chỉnh theo các quy định pháp luật có liên quan.
10..2. Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở Hợp đồng này sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng giữa hai Bên theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
10.3. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng thì sẽ đưa ra .... để giải quyết theo quy định của pháp luật...
Hợp đồng này làm tại .... ngày .... tháng .... năm, được lập thành .... bản bằng tiếng Việt mỗi Bên giữ .... bản để theo dõi và thực hiện.
Trên đây là mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài dành cho Quý khách hàng đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Quý khách hàng có thể tham khảo Dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu lao động nhanh năm 2022 của Luật Thành Đô.