Tôi đang có dự định sẽ học luật và muốn hỏi mọi người một câu như sau: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày bao nhiêu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Tôi đang có dự định sẽ học luật và muốn hỏi mọi người một câu như sau: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày bao nhiêu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngày 16 tháng 12 không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu ngày 16 tháng 12 trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong ngày 16 tháng 12.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày 16 tháng 12 thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Tại Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) được tổ chức hằng năm vào ngày 09 tháng 11, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Bên cạnh đó, tại Luật này cũng có quy định về nội dung, hình thức và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật như sau:
Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật:
- Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:
+ Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
+ Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
+ Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
+ Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
+ Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;
+ Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:
- Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật:
+ Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;
+ Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.
- Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật;
+ Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.
Trên đây là nội dung giải đáp về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo thuvienphapluat.vn (link gốc)
Lịch ngày mai là một thuật ngữ đơn giản dùng để chỉ ngày tiếp theo sau ngày hiện tại. Nó thường được sử dụng để biểu thị thời gian và sự sắp xếp các hoạt động, sự kiện hoặc công việc trong ngày tiếp theo. Lịch ngày mai thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động cá nhân, công việc và các sự kiện. Nó cung cấp một cách để nhìn trước và chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra vào ngày tiếp theo.
Là thời gian tính theo hệ thống Lịch Âm vào thời điểm ngày ngày mai. Thường lịch âm sẽ được dùng trong việc liên quan tới ngày Lễ, Tết cổ truyền như ngày Giỗ ông bà, Giỗ Tổ Tết, Tết nguyên đán... hoặc để xem tử vi.
Ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội cổ truyền dân Tộc như Tết nguyên đán, Tết đoạn ngọ, Tết Hàn Thực, Rằm trung thu, Rằm tháng 7, lễ hội tại các vùng miền, các chùa chiền…hầu hết được lấy theo lịch âm. Vậy lịch âm là gì? Có ý nghĩa như thế nào với người dân Việt Nam?
Lịch âm là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất, Mặt trời. Có nhiều khái niệm, tài liệu cho rằng Âm lịch chỉ dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng và Trái đất, theo quan điểm của Huyền số là không toàn toàn chính xác. Bởi nếu chỉ tính giữa mặt Trăng và Trái đất thì chỉ xác định được Tháng chứ không xác định được năm. Thêm nữa, xác định ngày đầu tiên của Tháng (ngày Sóc - trăng khuyết hoàn toàn) và ngày rằm (Trăng tròn hoàn toàn) cũng phụ thuộc vào vị trí tương đối của Mặt trời với Trái Đất, Mặt trời với Mặt Trăng. Không chỉ vậy, việc thêm năm nhuận trong lịch Âm có mục đích chính là để khớp với Dương lịch.
Lịch âm khác với dương lịch là loại lịch dựa trên chu kỳ của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Mặt Trăng trong tiếng Hán còn gọi Thái Âm, do vậy âm lịch còn được gọi là Thái Âm lịch.
Có nhiều loại lịch Âm, nhưng bản chất hầu hết là lịch Âm - Dương tức là không sử dụng thuần túy Âm lịch. Điển hình người ta dùng thêm tháng Nhuận để cho khớp với Dương lịch.
Tuy nhiên, duy chỉ có lịch Hồi giáo là sử dụng thuần túy âm lịch, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng (không có năm nhuận). Đặc trưng của âm lịch thuần túy, là chỉ tính toán dựa trên chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa. Nhược điểm của loại lịch này là khó hỗ trợ về trồng trọt trong nông nghiệp, bởi nông nghiệp phụ thuộc thời tiết, thời tiết lại vào chu kỳ của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tín ngưỡng tôn giáo. Riêng tại Ả Rập Xê Út lịch cũng được sử dụng cho các mục đích thương mại.
Ở nước ta, Lịch âm được coi là Nông lịch vì nó có ảnh hưởng lớn tới nền văn minh lúa nước của Việt Nam từ thời xa xưa. Từ thời xưa, người ta dùng lịch âm để tính toán việc cấy hái, trồng lúa.
Hiện nay lịch âm được dùng nhiều trong việc tính toán những việc quan trọng như cưới xin, mua xe cộ… mang tính chất phong thủy, tử vi hoặc dùng trong dịp lễ cổ truyền của dân tộc
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Sau khi dùng múi giờ khác múi giờ Trung Quốc, Lịch sử ghi nhận Việt Nam và Trung Quốc đã ăn Tết Nguyên Đán lệch nhau vào các năm 1968, 1969, 1985 và năm 2007. Cá biệt năm 1985, hai nước đón Tết cách nhau 1 năm.
Tại sao lại có hiện tượng ăn Tết Nguyên Đán lệch ngày như vậy?
Từ năm 1967, Việt Nam bắt đầu sử dụng múi giờ GMT +7, Trong khi Trung Quốc là múi giờ GMT +8. Do vậy 2 nước lệch nhau 1 giờ.
Cứ mỗi 23 năm, số giờ chênh lệch cộng dồn thành 1 ngày. Do đó, một số tháng của lịch âm Việt Nam chênh nhau 1 ngày so với Trung Quốc, hình thành lên chu kỳ 23 năm sẽ có 1 lần Tết Âm lịch chênh nhau.
Như vậy, năm 2030 và 2053, Việt Nam sẽ ăn Tết sớm hơn Trung Quốc.
Với những cách tính bù năm nhuận khác nhau, có thể hai nước có thể ăn Tết Nguyên đán cách nhau 1 tháng như năm 1985.