Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu màng sinh học và tầm quan trọng của nó.
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu màng sinh học và tầm quan trọng của nó.
Ngoài ra, nước còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sống và hệ sinh thái. Nước là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật, từ động vật đến thực vật và vi sinh vật. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ thủy văn, tái tạo đất và cung cấp nguồn năng lượng tái tạo.
Vì vai trò quan trọng của nước đối với sự sống con người, việc bảo vệ và quản lý tài nguyên nước là rất cần thiết. Chúng ta cần bảo vệ các nguồn nước sạch, xử lý chất thải và đảm bảo sử dụng nước một cách bền vững để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất.
Tất cả các sinh vật đều cần nước để tồn tại, bao gồm cả: thực vật, động vật và con người. Nước là một thành phần quan trọng trong bất kì cơ thể sống nào, chúng là yếu tố quyết định và giúp chuyển hóa chất khoáng, thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ.
Mạch sống của Trái đất là nước và chúng cũng là mạch sống của mọi cơ thể sống nào khác trên trái đất này. Cây cối không thể ra hoa, kết trái trong điều kiện không có nước. Con người có thể nhịn ăn trong 7 ngày, nhưng cũng không thể không uống nước trong vòng 2 ngày.
Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người. Nước không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn cung cấp môi trường sống cho các sinh vật, bao gồm cả con người.
Đối với sự sống con người, nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống hàng ngày. Chúng ta cần nước để uống, nấu ăn, tắm rửa, và sinh hoạt hàng ngày. Nước cũng là một thành phần quan trọng trong thực phẩm và nhiều quy trình sản xuất.
Nước giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp, và làm chất lỏng trong cơ thể chúng ta, bao gồm cả máu và nước mắt. Nước cũng giúp đào thải chất thải và độc tố khỏi cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện và mồ hôi.
Nước chiếm đến 70% trên trái đất - một con số quá lớn đủ thấy sức ảnh hưởng của nước đối với tự nhiên và con người. Đây cũng là lý do tại sao, những bức ảnh chụp vệ tinh bên ngoài trái đất luôn có màu xanh dương.
Thực tế là mưa vẫn liên tiếp đổ xuống trái đất, ở nơi này, hoặc nơi khác. Vậy liệu đại dương không mở rộng có thể tích đủ lượng nước mưa liên tục trút xuống?
Câu trả lời là lượng nước được luân chuyển liên tục và biến đổi thành các dạng khác nhau như lỏng - rắn - hơi trên khắp Trái đất và bầu khí quyển. Chúng chuyển hóa và vận động từ đến các vị trí khác nhau từ mặt nước, lên khí quyển, rồi có thể tạo băng ở vùng lạnh giá. Vòng tuần hoàn nước chính là mô tả ngắn gọn cho chu trình vận động của nước trong tự nhiên.
Chu trình của nước là một vòng khép kín, không có điểm đầu, điểm cuối rõ ràng. Chúng tạo nên các tác động, gồm cả tích cực và tiêu cực đến thời tiết, lối sống của con người, thảm thực vật,... Chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:
Nước trên bề mặt như ao, hồ, sông, suối được cung cấp từ nước mưa, nước ngầm. Chúng sẽ bị mất đi trong quá trình bốc hơi, hoặc các dòng chảy mặt tập hợp với nhau chảy về đại dương. Biển lưu trữ nước lớn nhất của cả hành tinh, chiếm đến ¾ diện tích Trái đất.
Dưới tác động làm ấm - tăng nhiệt của mặt trời, nước sẽ bốc hơi. Nhiệt độ càng cao tốc độ bốc hơi nước sẽ càng nhanh. Nước chuyển đổi từ pha lỏng sang pha khí trong quá trình này.
Hơi nước bốc lên và di chuyển tự do trong khí quyển, một phần trong số đó tạo thành các đám mây bao phủ. Khi lượng nước bốc lên càng nhiều, nhưng đám mây to nặng sẽ tạo mưa và quay lại thành dòng chảy mặt.
Ở các vùng cực, khí hậu lạnh giá, hoặc trên đỉnh núi, do nhiệt độ cực thấp (chỉ vài độ C hoặc luôn âm), nước sẽ tồn tại ở dạng băng tuyết (pha rắn). Mùa đông, nhiệt động càng xuống thấp là điều kiện thuận lợi để lượng băng tuyết tăng lên. Ngược lại, đến mùa hè, nhiệt tăng sẽ làm một phần băng tan, tạo thành dòng chảy đến các dòng sông, suối, hồ chứa.
Băng tuyết ở dạng rắn cũng có thể chuyển trực tiếp thành dạng khí (thăng hoa), hoặc đối lại chuyển trực tiếp từ hơi thành dạng băng - rắn (còn được gọi là lắng đọng).
Nước ở tầng mặt còn tương tác với tầng ngầm vào trao đổi liên tục với chúng. Khi mực nước ngầm cao, chúng cung cấp trở lại cho tầng trên mặt. Còn khi mực nước ngầm thấp, nước từ trên mặt lại thấm xuống phía dưới. Nước trong lòng đất cũng được chuyển một phần vào cây cối, và bốc hơi từ thực vật qua quá trình quang hợp.
Nước không bao giờ ở trạng thái tĩnh lặng, và chu trình thực tế cũng khá phức tạp. Sự vận động của nước mang theo các vật chất (cát, bụi, thành phần không khí,...) từ nơi này đến nơi khác. Vì vậy, chúng góp phần tạo nên sự chuyển động của những thứ tưởng chừng như bất động, giúp Trái đất không khác gì so với một vật thể sống.
Thực tế rằng, mọi người luôn nghĩ rằng, nguồn nước là vô hạn. Cứ khoan đường ống xuống đất là có nước ăn, nước uống. Điều này có thể đúng với nước ta, nhưng rất nhiều nơi khác trên trái đất, con người đã và đang không có nước để sử dụng.
Nước hoạt động theo chu trình và vòng tuần hoàn của chúng. Do đó, nếu không sử dụng đúng cách sẽ đến một thời điểm nguồn nước ở những nơi tưởng chừng dồi dào, cũng sẽ biến mất.
Nước chiếm phần lớn trên trái đất, đến 70%. Tuy nhiên, nước ngọt, nước sạch để sử dụng cho hoạt động sống không chiếm lượng lớn như vậy. Bạn có biết, trong số đó chỉ có 3% lượng nước ngọt, ở dạng lỏng, có thể dùng làm nước uống và sinh hoạt. Phần còn lại, chiếm đa số là nước mặn và băng tuyết, không thể sử dụng được.
Hơn nữa, phát triển công nghiệp hóa đem lại cho con người lợi ích về mặt kinh tế, nhưng lại kéo trở lại ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Nước ngọt đã ít, nay còn ít hơn nữa dưới chính tác động của con người.
Tất cả mọi ngành nghề, cuộc sống của con người và sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nước. Do đó, chúng ta hãy luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm, hạn chế lạm dụng phân bón hóa học, xử lý nước thải… để bảo vệ nguồn nước cho chính mình. Trân trọng và gìn giữ tài nguyên vô giá này, chính là tôn trọng cuộc sống của chúng ta ở hiện tại và thế hệ tương lai.
Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Vì vậy, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào. Nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
Cơ thể con người chứa 70 % nước , trong máu là 85 % nước , não bộ chứa 80%, cơ bắp là 75 % nước, và phổi là 90 % nước
3. Là dung môi của các phản ứng hóa học trong cơ thể:
Dung môi là một dịch lỏng để hòa tan nhiều chất hóa học khác nhau, nước là dung môi sống. Không có dung môi nước, rất ít các phản ứng hóa học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ không thể điều hòa và thực hiện được. Nhờ việc hòa tan trong dung môi trong hoặc ngoài tế bào, mà các chất hóa học của cơ thể sống có thể tồn tại và linh động thực hiện các chức năng cho cuộc sống.
Khi chúng ta ăn uống, thực phẩm vào cơ thể sẽ tiếp xúc ngay với các dịch tiêu hóa (chứa nhiều nước) trong nước bọt, dạ dày, ruột.
Thực phẩm được nhào trộn và phản ứng với các chất hóa học thực hiện chức năng tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu vào máu, máu chứa khoảng 3 lít nước. Nước trong mạch máu giúp cho máu có dạng lỏng và hòa tan các chất dinh dưỡng, vận chuyển chúng đến các mô và tế bào của cơ thể. Nước trong mạch máu còn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nhiều chất quan trọng khác như hormon, các kháng thể từ nơi tổng hợp đến tận cơ quan sử dụng chúng. Những chất thừa sinh ra trong quá trình chuyển hóa, như carbon, ure…cũng được hòa tan trong nước của máu và được vận chuyển đến phổi và thận để bài tiết ra ngoài.
Có khoảng 12 lít nước gian bào, nơi chứa các chất dinh dưỡng do mạch máu chuyển đến, sau đó sẽ đi qua màng tế bào vào cơ thể. Những sản phẩm thừa của quá trình chuyển hóa trong tế bào sẽ đi theo con đường ngược lại để ra khỏi tế bào. Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Nước cũng là môi trường để các chất chuyển hóa được vận chuyển từ các cơ quan khác nhau trong tế bào, tạo nên môi trường thuận lợi cho các phản ứng xảy ra trong tế bào.
Các chất tham gia vào phản ứng hóa học được gọi là chất phản ứng, trong quá trình hoạt động chất phản ứng biến đổi và tham gia vào sản phẩm. Nước là một chất phản ứng tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể. VD: Phản ứng thủy phân, trong đó các phân tử có trọng lượng lớn như polysaccharide, chất béo, protein, được phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn khi phản ứng với nước.
Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng…
Nước có một vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Hơi nóng sinh ra do quá trình chuyển hóa, oxy hóa sinh năng lượng của các chất dinh dưỡng. Năng lượng sinh ra có tác dụng duy trì nhiệt độ cơ thể ở 37 độ và giúp cơ thể thực hiện các hoạt động thể lực. Nhiệt độ sinh ra thường vượt quá nhu cầu duy trì nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ thừa sẽ được tỏa ra ngoài theo đường truyền trực tiếp hoặc phát nhiệt, một trong những cách tỏa nhiệt có hiệu quả là qua đường hô hấp và qua da. Khi nước bay hơi từ dạng nước sang dạng hơi, chúng hấp thu và mang theo nhiệt. Bay hơi một lít qua đường mồ hôi của da làm mất 600kcal nhiệt lượng của cơ thể. Trong điều kiện bình thường, cơ thể tự làm lạnh bằng bay mồ hôi qua da, tương đương 25% năng lượng chuyển hóa cơ bản. Khi mất 350 – 700ml/ngày trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường được gọi là bài tiết mồ hôi không cảm thấy.
Chất béo dưới da làm giảm tốc độ mất nhiệt qua da. Chức năng này có tác dụng thuận lợi trong điều kiện thời tiết lạnh, nhưng bất lợi trong điều kiện nóng. Tốc độ tỏa nhiệt còn phụ thuộc vào tốc độ lưu thông và thể tích của máu đi tới bề mặt của da. Khi cơ thể quá nóng, những mao mạch dưới da giãn nở, làm tăng thể tích máu đi tới và làm tăng tốc độ tỏa nhiệt. Khi cơ thể quá lạnh, các mao mạch co lại và làm giảm mất nhiệt. Trong điều kiện nóng, những người béo cảm thấy khó chịu hơn những người không béo do họ có lớp mỡ dưới da dày và sự tỏa nhiệt từ các mao mạch dưới da bị cản trở.
Ngoài ra nước còn cung cấp nguồn chất khoáng cho cơ thể:
Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng: Canxi, Magie, Natri, Đồng, Flo. Tỷ lệ các chất khoáng này phụ thuộc vào nguồn nước và các nhà sản xuất. Nước cứng là nước có chứa 50mg canxi và 120mg magie/l, nước mềm là nước có chứa thấp hơn các chất khoáng trên nhưng lượng natri cao hơn 250mg/l. Tiêu thụ nước cứng có liên quan đến việc giảm các bệnh tim mạch. Nước mềm có chứa natri cao nên khi tiêu thụ nước mềm có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Vì nước là dung môi hòa tan nhiều chất khoáng, nó cũng là dung môi mang nhiều chất độc hại như chì, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp. Do vậy, việc theo dõi, giám sát chất lượng nước cung cấp cho cơ thể rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Tóm lại, nước có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người nếu các bạn có hiểu biết về vai trò của nước và sử dụng nước một cách khoa học.
Uống đúng và đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn đỡ mệt mỏi, tinh thần minh mẫn, giảm táo bón, phòng sỏi tiết niệu, cải thiện lưu lượng máu, giữ ẩm cho da, giúp làn da của bạn mịn màng, giảm được thèm ăn dự phòng bệnh béo phì…
Một vấn đề đặt ra: Loại nước nào thực sự tốt cho sức khỏe? Tôi nghĩ bạn đã có câu trả lời.
CÔNG TY KANGEN KTB VIỆT NAM | PHÂN PHỐI MÁY ĐIỆN GIẢI TẠO NƯỚC KANGEN ĐƯỢC ỦY QUYỀN CHÍNH THỨC TỪ ENAGIC NHẬT BẢN