Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và là nơi có nhiều du khách ghé thăm. Nhưng bạn có biết hết những địa điểm du lịch thú vị ở tại đây không? Hãy để Utotech.vn giới thiệu 10 địa điểm du lịch hấp dẫn tại Tiền Giang thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và là nơi có nhiều du khách ghé thăm. Nhưng bạn có biết hết những địa điểm du lịch thú vị ở tại đây không? Hãy để Utotech.vn giới thiệu 10 địa điểm du lịch hấp dẫn tại Tiền Giang thông qua bài viết dưới đây nhé!
Di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút
Đánh giá chất lượng: 4.3/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: ĐT864, Kim Sơn, Châu Thành, Tiền Giang
Giờ mở cửa: 6h – 22h tất cả các ngày trong tuần.
Ưu điểm: Khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng.
Nhược điểm: Đề phòng trộm cắp vào những dịp lễ.
Đây là một trong những công trình kỷ niệm ghi dấu chiến công lịch sử lâu đời của nhân dân ta. Với vị trí cạnh bờ sông Tiền và đường tỉnh 864 nên việc di chuyển đến đây cũng vô cùng dễ dàng. Khi tham quan khu di tích chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, bạn sẽ được xem và nghe thuyết minh về những chiến tích lịch sử, nhớ lại quá khứ của dân tộc. Đây là một địa điểm bạn không nên bỏ lỡ nếu có dịp ghé thăm Tiền Giang.
Đánh giá chất lượng: 4.8/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: 9237+9VQ, Đông Hòa Hiệp, Cái Bè, Tiền Giang
Ưu điểm: Không gian cổ kính, tinh xảo, nhiều góc check-in.
Đây là tư dinh của ông Lê Quang Xoát, con cháu trong một gia tộc giàu có, nổi tiếng của vùng vào đầu thế kỷ 20 với diện tích lên đến 700m2. Khi vừa bước vào, chắc chắn bạn sẽ ấn tượng với hàng hiên có hàng chục cây cột được chạm khắc, tạo hình cầu kỳ. Phía trong nhà là nội thất có thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ và được làm toàn bộ bằng gỗ, mang đậm chất Việt Nam thời xưa.
Đánh giá chất lượng: 4.1/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: 155 ấp An Lợi, Cái Bè, Tiền Giang
Giờ mở cửa: 6h – 19h tất cả các ngày trong tuần.
Ưu điểm: Không gian cổ kính, tinh xảo, nhiều góc check-in.
Nhược điểm: Đông đúc vào các ngày lễ.
Đây là một ngôi nhà cổ nhất định bạn phải ghé qua khi đến Tiền Giang. Không chỉ có không gian thoáng đãng, mát mẻ, khung cảnh đẹp với nhiều góc sống ảo, mà khi tới đây bạn còn được thưởng thức các món ăn đặc sản miền Tây vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt ở đây còn có phòng nghỉ cho những ai muốn lưu trú qua đêm.
Đánh giá chất lượng: 4.4/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: 22 Phú Hòa, Đông Hòa Hiệp, Cái Bè, Tiền Giang
Giờ mở cửa: 8h – 16h tất cả các ngày trong tuần.
Ưu điểm: Khuôn viên rộng rãi, có nhiều khu vực tham quan, chụp hình.
Được làm hoàn toàn từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm xe, ngôi nhà mang đến cho bạn một cảm giác sang trọng và thanh lịch của quý tộc Việt Nam thời xưa. Tất cả các bộ kèo, cột, xiên và vách đều được chạm khắc hoa văn và trang trí rất công phu. Bên cạnh đó, ở đây còn là nơi du lịch homestay để du khách có thể ở lại qua đêm để nghỉ ngơi và trải nghiệm cuộc sống của một trong những gia đình giàu có nức tiếng tại Nam bộ ngày xưa.
Đánh giá chất lượng: 4.4/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: Vĩnh Kim, Châu Thành, Tiền Giang
Ưu điểm: Đa dạng các loại trái cây và đặc sản tươi ngon.
Nhược điểm: Khá đông đúc, nên đề phòng trộm cắp.
Khi đến đây, bạn có thể thưởng thức muôn vàn loại trái cây chín mọng cùng những món ngon miền Tây khác như bánh xèo, cháo gà, cá lóc nướng trui, các loại tôm cá đồng,… Chợ trái cây Vĩnh Kim là một lựa chọn hoàn hảo để giúp bạn tránh xa những khói bụi thành phố, tìm đến một nơi không khí trong lành, thoáng mát.
Đánh giá chất lượng: 4.3/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: C5QW+782, Tân Phú, Cai Lậy, Tiền Giang
Giá vé: Khoảng 8.000 đồng/người
Giờ mở cửa: 6h – 22h tất cả các ngày trong tuần.
Ưu điểm: Có nhiều di vật lịch sử
Nhược điểm: Đông đúc vào ngày lễ.
Khu Di tích Chiến thắng Ấp Bắc có 3 khu khác nhau, trong đó đặc biệt nhất là nhà bảo tàng diện tích trưng bày 1000m2 trưng bày hình ảnh hiện vật của trận Ấp Bắc. Nơi đây có không gian vô cùng rộng rãi với rất nhiều cây xanh, cùng với rất nhiều những di vật lịch sử như súng, xe tăng, lựu đạn,…
Đánh giá chất lượng: 4.3/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: 9MMH+7V3, Long Hưng, Gò Công, Tiền Giang
Giờ mở cửa: 7h20 – 18h từ thứ hai đến thứ bảy.
Ưu điểm: Khuôn viên rộng rãi, có nhiều khu vực tham quan, chụp hình.
Nhược điểm: Vì là địa điểm ngoài trời nên vào trời mưa hoặc quá nắng sẽ khó tham quan.
Lăng Hoàng Gia là một khu lăng mộ phản ánh vô cùng rõ nét văn hóa mộ táng cũng như kiến thức nghệ thuật kiến trúc đặc sắc thời nhà Nguyễn, với phần chạm khắc truyền thống điêu luyện được thực hiện bởi các nghệ nhân từ Gò Công và mang tính thánh địa sâu sắc. Khi đến đây chắc chắn bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sự uy nghi, tráng lệ của nơi này.
Đánh giá chất lượng: 4.4/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: 9M6G+Q2F, Phường 2, Gò Công, Tiền Giang
Giờ mở cửa: 8h – 16h từ thứ hai đến thứ bảy.
Ưu điểm: Không gian cổ kính, rộng rãi, có nhiều góc sống ảo.
Nhược điểm: Không gian bên trong khá tối để chụp ảnh.
Dinh Đốc phủ Hải hay còn được gọi bằng cái tên khác là Nhà Đốc phủ Hải, bởi vì đây từng là nơi ở của Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải vào thời nhà Nguyễn. Đây là một trong những căn nhà cổ nhất tỉnh Tiền Giang. Công trình là sự pha trộn hài hòa của kiến trúc phương Đông và phương Tây, của kiến trúc Việt Nam và kiến trúc Pháp.
Đánh giá chất lượng: 4.2/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: Ấp 5, Châu Thành, Tiền Giang
Giá vé: Khoảng 25.000 đồng/người.
Giờ mở cửa: 6h – 18h tất cả các ngày trong tuần.
Ưu điểm: Không gian rộng rãi, nhiều góc check-in.
Nhược điểm: Khá đông đúc vào những dịp lễ.
Đây chắc chắn là một địa điểm check-in vô cùng lý tưởng với vô số tiểu cảnh tuyệt đẹp, rực rỡ và đầy màu sắc. Thêm vào đó, ngay cổng khu du lịch còn có cửa hàng cho thuê đồ chụp ảnh để bạn và nhóm bạn thân tha hồ xúng xính trong váy áo ảo diệu trên từng bức hình như: áo dài các loại, áo bà ba, áo tứ thân, trang phục cổ trang,… và các dịch vụ chụp ảnh, makeup giúp bạn có thể tha hồ chụp hình.
Đánh giá chất lượng: 4.2/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: Ấp Phước Thuận, Phước Thạnh, Châu Thành, Tiền Giang
Giá vé: Khoảng 40.000 đồng/người.
Giờ mở cửa: 6h – 18h tất cả các ngày trong tuần.
Ưu điểm: Khuôn viên rộng rãi, có nhiều góc check-in.
Nhược điểm: Khá đông đúc vào những dịp lễ.
Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy nơi này giống hệt như một biển hoa khổng lồ, bởi vì ở đây có hệ thống các luống hoa lớn, với da dạng các loại hoa khác nhau. Trên đường đi tới vườn hoa, bạn sẽ bắt gặp vô số những tiểu cảnh để chụp ảnh như cầu khỉ, xích đu, xuồng ba lá,… đều được trang trí đẹp mắt. Không hề phóng đại khi nói rằng ở đây mỗi một góc đều có thể giúp bạn tạo nên những bức ảnh tuyệt đẹp.
Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: Ấp chợ, Châu Thành, Tiền Giang
Giờ mở cửa: 7h20 – 21h tất cả các ngày trong tuần.
Ưu điểm: Không gian yên tĩnh, thoáng mát.
Nhược điểm: Không phù hợp để check-in vì đây là nơi trang nghiêm.
Với những ai yêu thích sự thanh tịnh, yên tĩnh thì Chùa Linh Thứu hay còn gọi là Sắc Tứ Linh Thứu cổ tự sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Đây là một trong số các di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Tiền Giang được xây dựng đã hơn 300 năm. Với quá trình giữ gìn, sáng tạo những giá trị nghệ thuật cùng các triết lý, tín ngưỡng, chùa dường như đã trở thành một bảo tàng văn hóa thu hút sự quan tâm từ khắp mọi nơi.
Quảng trường Trung tâm tỉnh Tiền Giang
Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: Đường N1, Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang
Ưu điểm: Khuôn viên rộng rãi, nhiều góc check-in.
Nhược điểm: Khá đông đúc vào những dịp lễ.
Vì là nơi dùng để tổ chức các ngày hội, ngày lễ nên quảng trường Trung tâm tỉnh Tiền Giang được đầu tư phát triển cảnh quan vô cùng ấn tượng. Tại đây có đầy đủ các bối cảnh sông nước, ghe thuyền, vườn hoa,… để bạn thoải mái chụp ảnh.
Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google).
Địa chỉ: Tân Phong, Cai Lậy, Tiền Giang.
Giờ mở cửa: 7h – 17h tất cả các ngày trong tuần.
Ưu điểm: Có nhiều khu vực vui chơi giải trí, chụp hình.
Cù lao Tân Phong là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá cuộc sống giữa dòng sông Tiền. Với diện tích hơn 1000 hecta, khi đến đây, bạn như được hòa mình với thiên nhiên, tận hưởng sự yên bình và cùng trải nghiệm đi xuồng, đạp xe, thưởng thức các món ăn hấp dẫn nơi miền Tây sông nước hoặc tự mình thực hiện các món ăn, làm nón và các sản phẩm từ lục bình, chằm lá…
Ngoài Tiền Giang, khi đi du lịch miền Tây bạn còn nên ghé đến các tỉnh như Bến Tre, Cần Thơ,… cũng có rất nhiều địa danh đẹp đấy nhé.
Nếu có dịp ghé thăm Tiền Giang thì đừng quên đến những địa điểm trên để cảm nhận sự hấp dẫn của nó nhé. Theo dõi Utotech.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.
Hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động
làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng
Căn cứ Điều 80 Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn việc xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hàng năm đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ trong ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đòi hỏi phải thu hoạch ngay hoặc sau khi thu hoạch phải chế biến ngay không để lâu dài được, các công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng bị phụ thuộc vào thời điểm chủ hàng yêu cầu.
Thông tư này áp dụng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng lao động không xác định thời hạn thuộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) sau:
a) Các công ty, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
b) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động.
1. Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm:
TQ = [TN - (Tt + TP + TL] x tn (giờ)
+ TQ: Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm của người lao động;
+ TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày; hoặc là 366 ngày nếu là năm nhuận;
+ Tt: Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong năm được xác định theo quy định tại Điều 72 của Bộ luật Lao động;
+ Tp: Số ngày nghỉ hàng năm là 12, 14 hoặc 16 ngày và được tăng theo thâm niên làm việc theo quy định tại Điều 74, Điều 75 của Bộ luật Lao động và khoản 2, mục II của Thông tư số 07/TT-BLĐTBXH ngày 11/4/1995;
+ TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 9 ngày;
+ tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành là 6 giờ.
Ví dụ 1: Công nhân A làm việc 15 năm trong điều kiện lao động bình thường cho công ty X. Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc năm 2011 của công nhân A tính như sau:
- Số ngày nghỉ hàng năm của công nhân A là: 12 + 15/5 = 15 ngày
+ 12 ngày được xác định theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật Lao động;
+ 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Lao động.
Số ngày trong năm (theo dương lịch)
Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong năm 2011
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày
TQ = [365 - (52 + 15 + 9)] x 8 = 2312 giờ
Vậy quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc của công nhân A năm 2011 là 2312 giờ.
Ví dụ 2: Công nhân B làm nghề đặc biệt nặng nhọc cho công ty Y đã 15 năm. Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc năm 2011 của công nhân B tính như sau:
- Số ngày nghỉ hàng năm của công nhân B là: 16 + 15/5 = 19 ngày
+ 16 ngày được xác định theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật Lao động;
+ 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Lao động.
Số ngày tính theo năm dương lịch
Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong năm 2011
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày
TQ = [365 - (52 + 19 + 9)] x 6 = 1710 giờ
Vậy quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc của công nhân B năm 2011 là 1710 giờ.
2. Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày:
Hàng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm (TQ) đã tính ở trên, doanh nghiệp lập kế hoạch xác định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày của người lao động theo các trường hợp sau:
a) Ngày làm việc bình thường là 8 giờ; hoặc là 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
b) Ngày làm việc nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ; hoặc nhiều hơn 6 giờ nhưng không quá 9 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) Ngày làm việc trên 4 giờ nhưng ít hơn 8 giờ; hoặc trên 3 giờ nhưng ít hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Ví dụ 3: Công nhân A theo ví dụ 1 có quỹ thời giờ tiêu chuẩn trong năm 2011 là 2312 giờ. Công ty X phân bố số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày của công nhân A năm 2011 như sau:
Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày
Tổng số giờ làm việc trong tháng
Nghỉ 4 ngày tết âm lịch; nghỉ trọn 11 ngày làm việc
Nghỉ ngày Chiến thắng, ngày Giỗ tổ Hùng Vương
11 giờ từ thứ hai đến thứ năm, 10 giờ vào thứ sáu, thứ bảy hàng tuần
10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 9 giờ vào thứ bảy hàng tuần
9 giờ từ thứ hai đến thứ bảy tuần cuối của tháng, 8 giờ vào các ngày làm việc khác trong tháng
Nghỉ trọn 5 ngày làm việc; nghỉ ngày Quốc khánh
11 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hàng tuần
9 giờ từ thứ hai đến thứ bảy của 2 tuần đầu tháng, 7 giờ vào các ngày làm việc khác trong tháng
3. Các nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc:
a) Trong năm, tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này (gồm cả thời giờ nghỉ ngơi trong ngày được tính là thời giờ làm việc) không được vượt quá quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm (TQ) đã xác định tại Khoản 1 Điều này.
b) Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày ít hơn 8 giờ; hoặc ít hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nếu đã được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn nêu tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này, thì không phải trả lương ngừng việc.
Ví dụ 4: Trong tháng 2, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 7 giờ/ngày trong 09 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 11 ngày làm việc. Công ty đã bố trí theo đúng kế hoạch đã lập nêu tại ví dụ 3 trên, như vậy:
- Số giờ làm việc ít hơn so với 8 giờ của ngày làm việc bình thường là: 8 giờ - 7 giờ = 1 giờ; 1 giờ này không phải trả lương ngừng việc;
- Số ngày nghỉ việc là 11 ngày cũng không phải trả lương ngừng việc.
c) Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày đã được lập kế hoạch mà thực tế không bố trí cho người lao động làm việc thì phải trả lương ngừng việc.
Ví dụ 5: Tháng 3, do tình hình sản xuất kinh doanh công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 5 giờ/ngày trong 13 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 14 ngày làm việc. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 3 nêu tại ví dụ 3 trên, thì:
- Số giờ làm việc thực tế ít hơn so với số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày là: 7 giờ - 5 giờ = 2 giờ; 2 giờ này phải trả lương ngừng việc;
- Số ngày ngừng việc so với kế hoạch là 14 ngày; 14 ngày này phải trả lương ngừng việc.
d) Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày nhiều hơn 8 giờ, hoặc nhiều hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đã được xác định trong kế hoạch tại Điểm b Khoản 2 Điều này, thì số giờ chênh lệch đó không tính là thời giờ làm thêm.
Ví dụ 6: Trong tháng 4, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 9 giờ/ngày, từ thứ hai đến thứ bảy theo đúng kế hoạch của công ty được nêu tại Ví dụ 3 trên. Như vậy, số giờ làm việc nhiều hơn so với 8 giờ làm việc bình thường là: 9 giờ - 8 giờ = 1 giờ. Một giờ này không tính là giờ làm thêm.
đ) Số giờ làm việc thực tế hàng ngày vượt quá số giờ tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này, thì số giờ đó được tính là giờ làm thêm để cộng vào tổng số giờ làm thêm trong năm, đồng thời trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định hiện hành.
Ví dụ 7: Trong tháng 3, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 8 giờ/ngày. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 3 tại ví dụ 3 nêu trên, thì số giờ làm việc nhiều hơn so với số giờ tiêu chuẩn làm việc là: 8 giờ - 7 giờ = 1 giờ. Một giờ này được tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, đồng thời phải trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định hiện hành.
e) Tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 9 giờ.
g) Tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc và giờ làm thêm trong một tuần không được vượt quá 64 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 48 giờ.
Ví dụ 8: Do yêu cầu đột xuất, trong tháng 5 và tháng 6, công ty X có nhu cầu phải làm thêm giờ. Công ty được phép bố trí như sau:
- Tháng 5, chỉ được tổ chức làm việc theo đúng kế hoạch đã nêu tại ví dụ 3, không được tổ chức làm thêm giờ vì tổng số giờ làm việc trong tuần là: (11 giờ/ngày x 4 ngày) + (10 giờ/ngày x 2 ngày) = 64 giờ.
- Tháng 6 có thể bố trí làm thêm mỗi ngày 1 giờ từ thứ hai đến thứ sáu.
h) Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.
1. Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.
2. Chế độ nghỉ trong ca, nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển tiếp giữa hai ca đối với từng người lao động thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung. Nếu người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường.
3. Doanh nghiệp phải bố trí để người lao động được nghỉ ngơi hoặc nghỉ bù đủ số ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo quy định của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.
Điều 4. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủ động lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Khi lập, điều chỉnh kế hoạch phải lấy ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.
Trường hợp xác định số giờ làm việc bình thường hàng ngày chỉ là 8 giờ, hoặc 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không phải lập kế hoạch theo quy định trên.
2. Thông báo kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp để người lao động biết, đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày. Thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định hiện hành.
3. Thỏa thuận với người lao động về phương thức trả lương theo thời vụ hoặc trả đều vào các tháng trong năm.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến Thông tư này đến các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
2. Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại doanh nghiệp; xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, đặc biệt là tái phạm.
3. Tổng hợp và báo cáo định kỳ hàng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc thực hiện Thông tư này của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2012.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 6 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.