Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về việc xin visa du lịch Úc hoặc muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với Kem Holiday
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về việc xin visa du lịch Úc hoặc muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với Kem Holiday
Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp (Senshu gakko) được thiết lập năm 1976. Mục tiêu giáo dục của những trường này là đào tạo những người có kiến thức và kĩ năng chuyên môn phù hợp với từng lĩnh vực nghề nghiệp mà không cần phải có bằng cấp cao. Các trường này phải đảm bảo được tiêu chuẩn như sau: lớp học chính thức không ít hơn 40 sinh viên, khóa học yêu cầu không dưới 1 năm và số giờ giảng 1 năm không ít hơn 800 giờ. Các trường trung học chuyên nghiệp đã được xếp loại theo ba khóa đào tạo khác nhau theo điều kiện vào học như sau: các khóa học trung học phổ thông dành cho sinh viên đã tốt nghiệp trung học cơ sở, các khóa học trung cấp dành cho những sinh viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và các khóa học cơ sở cơ bản không cần có điều kiện nhập học. Các trường trung học chuyên nghiệp có các khóa học trung cấp gọi là Trường trung cấp (Senmon gakko).
Hiện có tới 5,1% học sinh theo học các trường trung cấp sau khi tốt nghiệp phổ thông, gần bằng số sinh viên theo học các trường đại học ngắn hạn. Các ngành có nhiều sinh viên nhất là xây dựng và kiến trúc, kỹ thuật điện và điện tử, công nghệ thông tin, tiếp theo là ngành y (như y tá) và các ngành thương mại (quản lý khách sạn, du lịch, thư ký và kế toán).
Sinh viên tốt nghiệp các khóa trung cấp được coi có trình độ tương đương với tốt nghiệp cao đẳng kỹ thuật. Từ tháng 6 năm 1994, các trường trung cấp đều phải cấp Chứng chỉ chuyên môn cho sinh viên tốt nghiệp. Gần đây, những sinh viên tốt nghiệp trung cấp cũng có thể chuyển tiếp vào học 2 năm cuối của một số trường đại học chấp nhận chế độ chuyển tiếp.
Thi du học Nhật bản là kỳ thi được tổ chức để đánh giá năng lực Nhật ngữ và kiến thức cơ bản cần thiết để học ở trường đại học của Nhật cho du học sinh người nước ngoài muốn thi vào các trường đại học của Nhật.Về trường đại học của Nhật mà dùng kỳ thi du học Nhật bản để tuyển chọn du học sinh người nước ngoài vào học thì xem ở trang web của cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật. Xin hỏi chi tiết tại cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật.
Nhật Bản đã có lịch sử tiếp nhận sinh viên nước ngoài trên 100 năm. Tại thời điểm năm 2011 có 110.278 sinh viên từ trên 160 nước và khu vực đang học tại các cơ sở đào tạo ở Nhật Bản. Số lượng này sau một thời gian chững lại trong thập niên 1990 đã tăng trở lại một phần nhờ chính sách mở rộng tiếp nhận sinh viên du học của Chính phủ Nhật.
Trên 92,4% (năm 2010) sinh viên đến từ châu Á trong đó hơn một nửa là sinh viên Trung Quốc, tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan. Chỉ có chưa đầy 10% sinh viên hưởng học bổng của Chính phủ Nhật Bản và hoặc Chính phủ nước mình, còn lại là các sinh viên theo các học bổng tư nhân và sinh viên du học tư phí.
Cùng với xu hướng quốc tế hóa, sự hiện diện của sinh viên nước ngoài tại các trường đại học hàng đầu của Nhật là khá rõ nét, đặc biệt trong các bậc học sau đại học. Sinh viên nhận được học bổng của Chính phủ Nhật hay chính phủ các nước, cũng như của các tổ chức quốc tế hay các quỹ học bổng tư nhân đều có xu hướng chọn các trường đại học hàng đầu tại các trung tâm đô thị lớn, nơi có điều kiện học tập và sinh hoạt ưu việt hơn. Tại các trường này, sinh viên quốc tế có thể sử dụng tiếng Anh để nghiên cứu và làm luận án khoa học, cũng như dự các tiết học được giảng bằng tiếng Anh. Một số trường thậm chí có chương trình dành riêng cho sinh viên quốc tế. Số lượng sinh viên nước ngoài tại vùng thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận chiếm khoảng 50% tổng số, trong khi tại Osaka và các tỉnh phụ cận chiếm khoảng 20%.
Mặt khác, cũng tồn tại không ít các trường đại học của Nhật Bản tìm mọi cách thu hút sinh viên nước ngoài vì mục đích kinh tế. Do số trường đại học tăng nhanh trong khi số học sinh tốt nghiệp phổ thông lại theo chiều hướng giảm, nhiều trường đại học tư lập ít danh tiếng tại các địa phương rơi vào tình trạng thiếu sinh viên trầm trọng. Để bù vào sự thiếu hụt sinh viên người Nhật, các trường này buộc phải tìm cách nhận sinh viên người nước ngoài, mà chủ yếu là sinh viên Trung Quốc. Thậm chí có trường tỉ lệ sinh viên Trung Quốc vượt trên 90% tổng số sinh viên theo học. Không ít sinh viên trong số này du học cũng đơn thuần vì mục đích kinh tế. Sau khi có được tư cách cư trú hợp pháp, họ tập trung làm thêm để kiếm tiền trả nợ và dành dụm tiền để trở về. Việc học tập được đặt xuống hàng thứ yếu. Năm 2011, tỷ lệ sinh viên theo các ngành khoa học xã hội là 42,7%, khoa học nhân văn là 16%, kỹ thuật là 19%, còn lại là các ngành học khác.
Sau khi Việt Nam thống nhất, số du học sinh Việt Nam tới Nhật chỉ nhỏ giọt cho tới năm 1988, khi Nhật mở lại các chương trình học bổng cho sinh viên bậc đại học, cao đẳng và sau đại học. Cũng từ thời gian này, bắt đầu xuất hiện lại hình thức du học tự túc. Sau đó, số du học sinh Việt Nam liên tục tăng cùng với sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, số sinh viên Việt Nam tại các trường Nhật Bản đã đạt 3597 người vào năm 2010.
Hiện nay, sinh viên Việt Nam có mặt tại hầu hết các trường đại học lớn tại Nhật Bản, tại các vùng từ Hokkaido, Tohoku ở phía bắc tới Kyushu, Okinawa ở phía Nam. Nhiều cộng đồng sinh viên đã được hình thành và vào tháng 11 năm 2001, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản đã chính thức được thành lập.
Ở Nhật có chế độ học bổng và hỗ trợ học hành cho trẻ em của những gia đình gặp khó khăn trong việc học vì lý do kinh tế.
Đây là chế độ hỗ trợ tiền cần thiết cho việc học cho những quý vị phụ huynh có con đang theo học tại các trường tiểu học và phổ thông cơ sở của Nhật mà gặp khó khăn trong việc cho con đi học. Khi gặp khó khăn trong việc trả các khoản tiền như tiền mua đồ dùng học tập, phương tiện đi học, phí hoạt động ngoài trường, phí du lịch học tập, tiền ăn …, hãy tư vấn với trường học hoặc ban giáo dục. Tuy nhiên, trong trường hợp nhận hỗ trợ thì có hạn chế về thu nhập. Ngoài ra, có những đoàn thể hỗ trợ tiền cho những phụ huynh quốc tịch nước ngoài có con đang theo học tại trường cho người nước ngoài. Xin hỏi chi tiết tại phòng hành chính khu vực nơi mình đang sống.
● Học bổng cho đối tượng là học sinh phổ thông trung học
Đây là chế độ cấp học bổng cho đối tượng là học sinh học ở trường phổ thông trung học, chuyên tu ham học nhưng gặp khó khăn trong việc học vì những lý do kinh tế. Nội dung cụ thể như điều kiện để được cấp học bổng, số tiền được cấp thì khác nhau tùy địa phương. Xin hỏi chi tiết tại trường mình theo học.
● Học bổng cho đối tượng là sinh viên các trường đại hoc ngắn hạn, chuyên tu và đại học
Trong chế độ học bổng cho đối tượng là sinh viên các trường đại hoc ngắn hạn, chuyên tu và đại học.v.v… có học bổng của cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật. Thời gian và số tiền được cấp khác nhau tùy theo điều kiện của sinh viên. Và có 2 loại: Loại có lợi tức và loại không có lợi tức. Xin hỏi chi tiết tại bộ phận học bổng của trường mình theo học.
● Học bổng cho đối tượng là du học sinh
Chế độ học bổng cho đối tượng là du học sinh do chính phủ Nhật (Bộ giáo dục), cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật, các đoàn thể tự trị địa phương và hiệp hội giao lưu quốc tế... thực hiện. Có thể xem qua về những chế độ học bổng này ở “Sổ tay học bổng du học sinh Nhật Bản” do cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật phát hành hàng năm. http://www.jasso.go.jp/study_j/scholarships_sfisij.html
Ngắm biển mây ở Hokkaido qua những khung hình cực đẹp, đã có kẻ lữ hành phải thốt lên rằng, “cả đời này, tôi kiếm tiền để đi du lịch Nhật Bản, nghe thì ngông...