Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam diễn ra vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11), được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, tổ chức tại các khu dân cư, nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó toàn thể nhân dân.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam diễn ra vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11), được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, tổ chức tại các khu dân cư, nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó toàn thể nhân dân.
TTHC của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua nhằm hỗ trợ người dân một cách tối ưu nhất. Sau đây, xin mời quý khách tham khảo quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.
Vui lòng xem địa chỉ, số điện thoại UBND tỉnh Sơn La cuối bài viết
Địa chỉ: Khu Trung tâm hành chính tỉnh, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Điện thoại: (0212) 3852010- 3852011
Địa chỉ website: http://sonla.gov.vn
Quy trình, hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính được theo dõi, cập nhật thường xuyên tại phần mềm điện tử.
- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại một đầu mối duy nhất là Trung tâm Hành chính công thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.
- Công khai, minh bạch và đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.
- Nhân viên thực hiện TTHC hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, điều chỉnh nội dung, gia hạn thời gian giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc một lần, cụ thể, đầy đủ bằng văn bản.
- Công chức tiếp nhận thủ tục hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La không được yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thêm bất kỳ một loại giấy tờ nào khác ngoài danh mục thành phần hồ sơ theo quy định tại Quyết định của UBND tỉnh Sơn La về công bố Bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, các sở, ban, ngành cấp tỉnh áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Quy trình chuyển, giao hồ sơ, lấy ý kiến, tham gia ý kiến giữa nhân viên Trung tâm Hành chính công tỉnh, các phòng chuyên môn thuộc Sở, Ban, Ngành được thực hiện bằng cách chuyển trực tiếp (có Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả) và phần mềm điện tử.
- Lãnh đạo các phòng chuyên môn, lãnh đạo Sở, Ban, Ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La không thụ lý hoặc giải quyết các hồ sơ khi không có Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ kèm theo hoặc chưa được cập nhật tại phần mềm điện tử.
- Trong quá trình giải quyết hồ sơ thì cán bộ, công chức làm việc tại các phòng chuyên môn của Sở, Ban, Ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và đơn vị liên quan không tiếp xúc với tổ chức, cá nhân đang có nhu cầu giải quyết TTHC dưới bất kỳ hình thức nào (trừ trường hợp pháp luật có quy định).
Công ty TNHH TMDV Tư Vấn Đại Việt
Tha La là từ gốc Khmer: sa la, được nhiều từ điển đề cập. Đại Nam quấc âm tự vị (1896) của Huỳnh Tịnh Của định nghĩa tha la là: “Chòi, trại của thầy sãi Cao Miên, tên xứ ở gần Trảng Bàng, thuộc huyện Quang Hóa”. Về sau, Lê Văn Đức bổ sung thêm về tha la: “Chòi trại của thầy sãi Cao Mên: Cất tha la, xóm tha la”. Nhà ngữ học Lê Ngọc Trụ cũng cho biết, tha la có gốc từ Khmer (sala): “Chòi nhỏ ở vệ đường, cho khách bộ hành nghỉ chân. Ngồi đụt nắng ở tha la trên đường liên tỉnh chạy vào châu thành Trà Vinh”. Trong sách Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, Nguyễn Liên Phong cho ta biết thêm một chức năng của tha la là trạm nghỉ chân dọc đường:
Lớn bằng căn phố người ta nghỉ ngồi.
Sala là một dạng kiến trúc phổ biến ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, có chức năng như một nhà nghỉ công cộng, được xây dựng ở nhiều nơi: trong các chùa, trong các cung điện, bên các con đường lớn. Sala thông thường không có phòng mở (không có tường vách bao bọc), hình chữ nhật và có mái che. Có sách giải thích tha la là “giảng đường phía sau chùa Khmer”.
Từ chỉ loại hình kiến trúc Phật giáo Nam tông, ở Nam bộ, Tha La trở thành địa danh trên địa bàn có người Khmer sinh sống trước đây. Nổi tiếng nhất là địa danh Tha La ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh). Theo sách Trảng Bàng phương chí của Vương Công Đức thì Tha La là tên Nôm của ấp An Hội, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng. Trong huyện còn có nhiều địa danh gốc Khmer khác như Lâm Vồ, Tầm Đinh, Chà Rầy, Xóm Sóc, Trà Dơn, Lò Mo, Tho Mo, Cà Nhen, Trà Cao, Trà Nguồn. Huyện Tân Châu cùng tỉnh cũng có làng Tha La. Cũng dẫn từ sách này thì nhà thờ Tha La tọa lạc tại xóm Tha La, nay là ấp An Hội, xã An Hòa. Năm 1837, ông Nguyễn Hữu Trí (tên thánh là Comixo) đến định cư ở đây, bên cạnh những người Khmer, truyền bá đức tin cho người dân trong vùng. Năm 1840, ông sang địa phận Phú Cường (thành phố Thủ Dầu Một ngày nay) nhờ các linh mục đến Tha La rửa tội cho giáo dân, sau đó ông bị triều đình tống giam và chết trong ngục. Năm 1862, sau khi Pháp chiếm Trảng Bàng, linh mục Jacobe Hạnh xây nhà thờ Tha La. Vì có sự xung đột với cha Hạnh nên một số người bên lương đã kéo đến đốt phá nhà thờ và nhà của vài giáo dân. Năm 1863, nhà thờ được cất tạm lại. Từ năm 1883 - 1885, nhà thờ được xây dựng kiên cố. Sau nhiều lần sửa hay làm mới, đến cuối năm 1970 thì có hình dáng như ngày nay. Nhà thờ Tha La là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại, có hình mái vòm, tháp chuông, mặt tiền trang trí bằng đá rửa. Gian chính có chiều ngang 28m, dài 60m, tháp chuông cao trên 20m, tiếng vang nghe rõ từ xa vài cây số. Đây là nhà thờ Công giáo đầu tiên và lớn nhất của tỉnh Tây Ninh. Năm 1949, nhà văn Thẩm Thệ Hà đưa người bạn thân của mình là nhà thơ Vũ Anh Khanh về thăm Trảng Bàng, có ghé qua làng An Hòa. Trước cảnh điêu tàn của thời chiến tranh, Vũ Anh Khanh đã sáng tác nên bài thơ Tha La xóm đạo, nổi tiếng cả miền Nam, được nhạc sĩ Dzũng Chinh phổ nhạc. Thời gian sau, Sơn Thảo cũng phổ nhạc thành bài hát Hận Tha La:
Bình Dương cũng có ấp Tha La (xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng), là nơi có thắng cảnh đập Lòng Hồ (hồ Dầu Tiếng), và một hòn núi nhỏ cũng có tên Tha La nằm trong quần thể của núi Lấp Vò, người dân địa phương gọi là núi Cậu. Quần thể núi Cậu với tổng diện tích hơn 1.600 ha, gồm 21 ngọn núi lớn nhỏ có dạng hình chữ U. Núi Tha La cùng với núi Châu Thới, núi Ông, núi Chúa, núi Đất… hình thành dải đồi thấp ở phía đông tỉnh Bình Dương, với độ cao từ 63 - 284m, riêng núi Tha La cao 198m. Núi Tha La và địa danh ấp Tha La là dấu chỉ về ngôi chùa Khmer trước đây đã từng tồn tại ở khu vực này: chùa Thới Sơn Núi Cậu tọa lạc trên núi thờ Cậu Bảy là bộ tướng của tả quân Lê Văn Duyệt, từng đi chinh phục và bảo hộ xứ Chân Lạp thời nhà Nguyễn, ít nhiều liên quan đến truyền thuyết về Bà Đen trên núi Bà Đen, nằm đối diện phía bên kia hồ Dầu Tiếng. Trên núi Cậu còn có miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu.
Tiền Giang có cầu Tha La thuộc địa bàn ấp Ngãi Thuận, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, trên tỉnh lộ 876, hướng ra ngã tư Lương Phú, cắt với quốc lộ 1 và đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương; hướng ngược lại thì vào chợ Bến Tranh (huyện Chợ Gạo), ngang qua kinh Bảo Định. Tác giả Huỳnh Minh cho biết, ao Tha La tọa lạc tại xã Tân Lý Tây (quận Bến Tranh, tỉnh Mỹ Tho, nay là huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là di tích thời đàng cựu, chỗ trường đua ngựa của các quan đầu tỉnh ngày xưa, nằm trên một giồng đất cao trên hai mẫu. Khi người Pháp mở đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, đã lấy đất trên giồng cao này đắp đường rầy xe lửa, nên tạo thành cái ao to nước đọng quanh năm. Nhà nghiên cứu Lê Công Lý (huyện Tân Phước, Tiền Giang) còn cho biết thêm, dân địa phương thấy chỗ này có nhiều gạch Óc Eo nên gọi là “lò gạch”, thực ra đây là di chỉ khảo cổ. Có thể đã từng có một ngôi tha la trong ngôi chùa Khmer xưa, nên còn lưu lại địa danh nơi đây ?
Với nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa, Tha La còn là tên chợ ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long), huyện Kế Sách (Sóc Trăng), huyện Trà Cú (Trà Vinh). Về huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long), ta bắt gặp xóm Tha La. Tha La Ông Tà lại là tên con kinh ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Anh bạn Sầm Đồng của tôi ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết, Tha La ở xã Thạnh Hòa (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) là tên của một con kinh dài 4 cây số, chảy từ kinh Tầm Vu qua kinh Nhà Thờ, nằm trên địa bàn ấp Nhứt, ấp Nhì. Trên đường từ thành phố Châu Đốc về thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên, An Giang) cũng có một cây cầu mang tên Tha La. Nơi chân cầu, sát bờ kênh Tha La hình thành chợ cá “Âm phủ” vì chỉ bán về đêm, bán cá đồng mùa nước nổi do ngư dân tự lập ra. Đập Tha La được xây dựng, khai thác từ tháng 5.2000, điều tiết nước lũ khu vực thượng nguồn Cửu Long (Campuchia) đổ ra biển Tây, ngăn lũ tràn xuống phía Nam quốc lộ 91 bảo vệ các vùng sản xuất ở khu vực này.
Ở tỉnh Stung Treng (Campuchia) có thị trấn mang tên Thala Boravit, đây là thị trấn thương mại quan trọng dưới thời kỳ Chân Lạp, nằm trên con đường sông nối thành phố cổ Champasak và thánh địa Wat Phu (Lào) với phần lãnh thổ phía nam của đế chế Chân Lạp, bao gồm cả những thành phố cổ của Sambor Prei Kuk (Isanapura) và Angkor Borei.